Dàn bài nghị luận xã hội về bản chất của lối học qua loa, đối phó của học sinh
Nghị luận xã hội về bản chất của lối học qua loa, đối phó của học sinh Mở bài: Việc đi học là một nhu cầu cần thiết của tất cả chúng ta, đi học là một niềm hạnh phúc, tuy nhiên bên cạnh đó một số bạn đủ điều kiện đi học thì ...
Nghị luận xã hội về bản chất của lối học qua loa, đối phó của học sinh
Mở bài:
Việc đi học là một nhu cầu cần thiết của tất cả chúng ta, đi học là một niềm hạnh phúc, tuy nhiên bên cạnh đó một số bạn đủ điều kiện đi học thì lại không lo học hành mà chỉ ham chơi, học một cách qua loa, đối phó. Đây là một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện nay.
Thân bài
–Gọi tên:
Học qua loa đối phó là cách học chống đối, không coi trong kiến thức đến trường, chỉ nhằm mục đích đối phó với thầy cô và gia đình. Đây cũng là lối học chống đối kiến thức ngay trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Đây là cách học không thu lại kết quả cho bản thân thậm chí còn nhiều tác hại.
-Biểu hiện:
+ Đó là những học sinh lười học, ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho sự lười học của mình hoặc chống đối thầy cô, bố mẹ để đi chơi
+ Đó là những học sinh có quan niệm học cho cha mẹ vui, đến lớp, đến trường cho có bạn bè, có thể nô nghịch những trò mình thích nên họ không chú ý về kiến thức, thậm chí học đầu quên đuôi
+Đó là những học sinh có cách ngồi học chán nản, không tập trung vào bài học, thậm chí làm việc riêng hoặc giả vờ ghi chép để qua mặt thầy cô giáo, khi bị nhắc nhở tỏ ra chú ý nhưng rồi lại quên ngay
+Bài về nhà không làm thậm chí việc ghi chép bài cũng không hề đầy đủ nếu có bài tập thì chỉ chép bài của bạn hoặc sách giải
-Nguyên nhân:
+Do ý thức kém, chưa ý thức được ý nghĩa của việc học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập hôm nay và cả ngày mai.
+Do lười học, học kém, mải chơi
+Do gia đình chưa thực sự quan tâm, quá buông lỏng, hoặc quá tin tưởng vào con, chưa xác định được mục đích của con khi đến trường.
+Do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
+Do bố mẹ đề cao con cái hoặc bản thân học sinh quá tự cao tự đại, coi thường việc học, coi mình đã biết mà không chú ý.
Kết luận:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học qua loa, đối phó nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì việc học qua loa là một thói xấu, gây nhiều tác hại.
Trong thực tế xã hội hiện nay nạn ” học giả bằng thật” đó là những tiến sĩ giấy được báo chí đưa lên, họ không muốn học hành tới nơi tới chốn nhưng lại muốn có tiền tăng lương nên xảy ra việc thừa bằng cấp, thiếu năng lực đó là hiện tượng đáng chê trách, họ không thực sự là những tài năng nhưng lại muốn có được mọi thứ trong xã hội.
-Biện pháp.
+Bản thân mỗi con người chúng ta phải có ý thức tự giác học cho bản thân mình, để lấy kiến thức để phát triển nhân cách, học thật giỏi, thật tốt để góp phần giúp ích cho quê hương, đất nước.
Ngoài việc học ở trường mỗi chúng ta cần phải rèn luyện thêm bằng cách nghiên cứu những vấn đề học trên mạng, thông tin đại chúng, đọc sách tham khảo, tra từ điển, hỏi những người hiểu biết.
+Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà làm bài tập đầy đủ, học một cách nghiêm túc.
Kết bài: Học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến tương lai tương sáng, vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng khẳng định mình, trở thành người có ích cho xã hội
Tìm kiếm:
Bàn về bản chất của lối học qua loa, đối phó
bản chất của lối học qua loa, đối phó
lập dàn bài về lối học qua loa, đối phó
nghị luận xã hội về lối học qua loa, đối phó
Nguồn: http: