02/04/2018, 12:00

Suy nghĩ về truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao

Bài làm Trong nền văn học nước nhà, đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn viết về đề tài nông dân không thể không nhắc đến tác giả Nam Cao, một nhà văn của người nông dân, tác phẩm Lão Hạc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về đề tài người nông dân Việt Nam, ...


Bài làm

Trong nền văn học nước nhà, đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn viết về đề tài nông dân không thể không nhắc đến tác giả Nam Cao, một nhà văn của người nông dân, tác phẩm Lão Hạc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về đề tài người nông dân Việt Nam, câu chuyện thể hiện được bản chất xã hội, lên án xã hội mục nát, chèn ép nhân dân lao động.

Trong truyện, trung tâm là nhân vật Lão Hạc, là một người nông dân sống cảnh nghèo đói, khổ cực, góa vợ, hoàn cảnh khó khăn bắt buộc mà con trai lão bỏ làng đi vào đồn điền cao su làm ăn, để Lão Hạc ở nhà với con chó mà con trai lão mua. Những ngày tháng xa con lão phải sống trong lo âu, phiền muội vì chưa làm tròn bổn phận của một người cha dành cho đứa con của mình.

Con trai lão Hạc là một nhân vật tuy nhắc đến không nhiều nhưng vì nghèo đói mà anh cũng phải rời xa ngôi nhà của mình để đi làm cao su, anh ra đi với hi vong “có bạc trăm” vì “sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm” để thấy một ý chí khát khao có một cuộc sống bình bị, ấm no hạnh phúc trong tương lai. Nhưng cái nơi anh muốn cuộc sống thay đổi thì lại là nơi địa ngụ trần gian, “cao su đi dế khó về/khi đi trai tráng khi về bủng beo” cho thấy sự bóc lột sức lao động của con người một cách dã man.

Nhân vật ông giáo chính con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo, nếu lão Hạc yêu cậu Vàng bao nhiêu thì cũng như ông giáo yêu quý những quyển sách của mình bấy nhiêu, dù quý sách nhưng vì nghèo đói ông cũng phải bán dần đi còn đúng 5 quyển ông nói “dù có phải chết cũng không bán”.

Thông qua nhân vật ông giáo làm ta hiểu được thêm nỗi đau trực tiếp của người nông dân, hiểu thêm được căn nguyên sâu xa trong nỗi đau của họ phải trực tiếp chịu đựng, dù vậy họ vẫn phải bươm trải, lao động vất vả để duy trì cuộc sống nghèo túng.

Vì sống một mình, cộng thêm sự cô đơn một mình trong nhà mà lão Hạc thương cậu Vàng lắm, có gì cũng cho nó ăn, chăm sóc chu đáo, nhưng sự nghèo đói khiến ông phải bán nó đi, một quyết định mà chính ông cũng cảm thấy có lỗi. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu.

Để rồi lão chọn kết cục thật bi thương, lão dành dụm được số tiền cho đứa con trai cùng mảnh đất để cho nó sau này lấy vợ. Nhân vật Lão Hạc tự sắp xếp cái chết trước cho mình, một cái chết giải thoát cho mọi thứ, đây chính là tình cảnh chung mà người dân nghèo khổ lúc bấy giờ phải chịu đựng.

Dù nghèo đói nhưng đến phút cuối cùng lão vẫn giữ được nét thanh cao trong con người mình, giữ được nhân phẩm, đạo đức, không làm cho một đời bị nghèo đói làm vẩn đục, để rồi nhận được sự giải thoát cuối cùng. Cái chết chính là tâm điểm của tác phẩm khi sáng lên tinh thần nhân văn cao cả của con người.

Bằng lối văn kể chuyện đầy đặc sắc của mình tác giả làm tăng thêm giá trị nghệ thuật và đặc biệt càng khiến người đọc thêm cảm phục hơn tinh thần của những người nông dân nghèo khổ,  dân gian ta thường có câu “đói cho sạch, rách cho thơm” để hiểu được dù nghèo nhưng chúng ta vẫn phải ngẩng cao đầu, sống sao cho hợp tình hợp lý, để nhân phẩm luôn trong sạch.

Cái chết của Lão Hạc đã được ông chuẩn bị, từ việc mua bả chó về, rồi gọi ông giáo sang dặn dò những ý nguyện của ông, để rồi bán cậu Vàng, bán một người bạn trung thành luôn bên cạnh ông, để có một kết thúc tuy không có hậu nhưng nó đang lên án, một xã hội mục nát, dồn ép con người ta đến bước đường cùng.

Khi đọc Truyện ngắn Lão Hạc ta bắt gặp biết bao mảnh đời éo le, biết bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, nhưng rất nhiều tấm lòng đáng trân trọng, giữa bóng tối của cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng trong tâm hồn nhân hậu, chan chứa tình yêu thương.

Mỗi lần đọc lại một lần xót thương cho số phận của con người nông dân chân chất đầy đau thương, với một “lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, tác giả Nam Cao đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, ông chính là nguồn thơ văn khi kể đến người nông dân.

Phạm Loan 

0