Suy nghĩ về câu nói “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để thích nghi với môi trường”- Văn 12
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để thích nghi với môi trường”. Có thể nói cuộc đời mỗi con người là một dòng chảy xiết không bao giờ chịu đứng yên, tạo ra bao nhiêu dâu bể, chuyển biến, và có thể thấy những đổi khác đến nỗi chỉ cần trong một khoảnh ...
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để thích nghi với môi trường”.
Có thể nói cuộc đời mỗi con người là một dòng chảy xiết không bao giờ chịu đứng yên, tạo ra bao nhiêu dâu bể, chuyển biến, và có thể thấy những đổi khác đến nỗi chỉ cần trong một khoảnh khắc thôi cũng đủ làm người ta phải giật mình khi “Từ tôi phút ấy sang tôi phút này” (Xuân Diệu). Và chính do đó, việc “ứng xử” với những cải biến của cuộc sống cũng là một “nghệ thuật” mà dường như trong mỗi chúng ta cần học hỏi. Đóng góp một ý kiến về vấn đề này, có nhà văn Nhật đã nhận xét sắc sảo: “Nghệ thuật sống là phải thay đổi để có thể nghi với môi trường”.
Dường như lời bàn của nhà văn Nhật kia đã chỉ ra một bài học thật thiết thực và đúng đắn. Đã có danh nhân từng quả quyết rằng: “Không lỗi lầm nào mà tự nhiên trừng phạt nặng hơn là việc chóng lại sự thay đổi”! Ấy chẳng phải là khẳng định “sự thay đổi và như để thích nghi với môi trường” và đây chính là một lẽ tất yếu, một quy luật không thể phủ nhận hay né tránh của bất cứ sinh thể nào trong vũ trụ sao? Ta có thể thấy đuuợc những loài chim di cư biết nương mình theo chiều gió để tiết kiệm sức lực bay. Hay đó chính là những cây xương rồng tự biến lá mình thành gai nhọn để chống chọi với sa mạc khắc nghiệt… Trong thế giới tự nhiên, dường như nếu không thay đổi thì khó có thể tồn tại lâu dài. Con người cũng vậy đó, nếu như chúng ta càng “linh hoạt trong môi trường linh hoạt” theo như tâm niệm nổi tiếng của nhân vật thuyền trưởng Nemo đã từng suy nghĩ (Hai vạn dặm dưới biển, Juyn Vecnơ) thì dường như ta mới có thể coi đại dương mênh mông và đầy bí ẩn kia như ngôi nhà bình yên và thân thiết. Và chúng ta “Thay đổi để có thể nghi với môi trường” đó đích thực là một “nghệ thuật”. Và dường như đã là “nghệ thuật” thì dường như cũng có nghĩa là đòi hỏi ở con người một kĩ năng. Đòi hỏi một phương thức, và cần có cả một sự dụng công không thể chỉ tính bằng ngày, tháng, mà còn rèn luyện, tích lũy qua một thời gian lâu dài.
Nếu như bạn được biết đến chính là một cô gái bướng bỉnh và nóng nảy, bạn bộc trực và thẳng thắn đến nỗi nhiều khi làm mất lòng bè bạn. Và dường như bạn còn ở trên ghế nhà trường, cá tính ấy có lẽ sẽ được những người bạn thông cảm, chấp nhận. Có thể khẳng định một khi bạn dời khỏi ghế nhà trường khi phải lăn lộn với cuộc sống mưu sinh thì dường như bạn mới có thể hiểu được nỗi thấm khổ biết bao nhiêu của người làm cha làm mẹ và cả những con người lao động. Bạn đôi lúc cũng phải chịu nhịn và bỏ bớt những tính cách cái tôi nóng nảy trước kia đi và phải biết lắng nghe mọi người xung quanh.
Có thể thấy rằng bạn “Thay đổi” có nghĩa không phải là bạn mất đi những nét tính cách đặc biệt và đáng quý ở mình. Mrái lại, “thay đổi” là phải ó “nghệ thuật” chính là phải mài giũa những cá tính ấy sao cho nó có thể phát huy trong sự đồng tình, kính mến của mọi người xung quanh.
“Thay đổi Đế Thích nghi với môi trường”, phải chăng chỉ để làm cho cá nhân ta tồn tại lâu dài? Không chỉ có vậy, nhiều khi “thay đổi” còn có thể ảnh hưởng đến biết bao người khác, có thể quyết định vện mệnh của một xã hội, một đất nước nữa. Khi xưa, “trung quân” là cách hành xử được tư tưởng Nho giáo hết mực đề cao, nhưng “trung quân” với nhà Thương đến mức cương quyết không chịu sống trên đất nhà Chu, không ăn cả rau mọc trên đất nhà Chu để rồi chết đói như Bá Di, Thức Tề thì thực là cố chấp và uổng phí thay! Giá như hai ông hiểu rằng, “ái quốc” là dốc lòng đem trí lực ra giúp dân, giúp nước, là biết đợi thời phục quốc thì đáng quý biết bao! Suy cho cùng, cổ nhân cũng đã từng răn dạy thật chí lí về hai chữ “thức thời”, tức là thích nghi với môi trường, biết sống phù hợp với hoàn cảnh thì mới có thể làm nên nghiệp lớn. Nhà văn Nhật Bản khi nói rằng: “Nghệ thuật sống là phải thay đôi Đế Thích nghi với môi trường”, phải chăng cũng đang nghĩ đến Thiên hoàng Minh Trị, vị minh quân lỗi lạc của dân tộc mình? Nước Nhật trở thành một siêu cường ắt không thể quên những thành tựu vượt bậc của Thiên hoàng Minh Trị ngày trước, người đã biết tách khỏi sự cằn cỗi, thâm căn cố để của tư tưởng phong kiến để bắt kịp với văn minh tiến bộ phương Tây. Người Nhật được bạn bè năm châu nể phục cùng là bởi lẽ ấy…
Sự thay đổi có thể nói là điều hệ trọng đối với mỗi một cá nhân và cả với mỗi dân tộc. Thay đổi là thiết yêu và cũng là tất yếu. Song “thay đổi” một cách “nghệ thuật” hoàn toàn không phải thay đôi tuỳ tiện, bừa bãi. Không có gì ngu ngốc bằng cố chấp, bảo thủ, nhưng cùng không có gì nguy hiểm bằng tự phá bỏ bản sắc của mình. “Thay đổi” tức là vẫn cần có cái nền, cái gốc mà từ đó nảy sinh ra sự biến hoá, linh hoạt. Còn lối phá bỏ bản thân như là “đẽo chân cho vừa giày” thì sao có thể xem như “nghệ thuật sống”? Ai đã từng đọc Một người Hà Nội cùa nhà văn Nguyễn Khải chắc không thể quên nhân vật bà Hiền, một hiện thân của kiểu người thức thời, không lạc thải mà cũng tuyệt đối không “xu thời”’ luôn chọn một cách sống “là mình” ở bắt có hoàn cảnh nào, thời đại nào. Thế mới đúng là một nghệ thuật sống, đòi hỏi một bản lình hơn người!
Vâng, bản lĩnh, theo tôi đó là yêu cầu lớn nhất để tạo nên sự thay đổi lớn lao! Phải có bản lĩnh mới có thế có dùng khí gạt bỏ những cũ kĩ, sai lạc cùa mình để hoà đồng với đời sống; bản lĩnh để vẫn bám trụ với bản ngã vôn có, giữ gìn được những vẻ đẹp riêng trước cái xấu băng hoại. Cố Tổng thống Mĩ Kennedy đã từng nói: “Sự tiến bộ là một từ ngữ đẹp, song động cơ của sự tiến bộ là thay đổi, mà sự thay đổi nào cũng có kẻ thù của nó”. Vậy đấy, bản lĩnh còn là dám đối mặt với những “kẻ thù” của mình: đó là sự trì trệ, lạc hậu, bảo thủ… Ai dám nói “linh hoạt trong môi trường linh hoạt”, “thức thời”, dám “thay đổi” là những kẻ cơ hội và hèn nhát?
Sống đẹp trong đời sống là một nghệ thuật, và vì thế, bạn hãy cố gắng biến mình trở thành nghệ nhân! Tuổi trẻ là khoảng thời gian dễ dàng uốn nắn bản thân mình nhất, vậy thì còn gì thuận lợi cho bằng. Là thanh niên, chúng ta hãy cùng tự tạo nên “tác phẩm nghệ thuật cuộc sống” cho riêng mình?
Nguồn: Văn mẫu hay