Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh- Văn 11
Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh “Nhật ký trong tù” được ví như một viên ngọc quý mà Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước ta. Và trong cuốn “Nhật ký trong tù” lại có rất nhiều các tác phẩm mang được tâm trạng của người tù yêu ...
Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
“Nhật ký trong tù” được ví như một viên ngọc quý mà Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước ta. Và trong cuốn “Nhật ký trong tù” lại có rất nhiều các tác phẩm mang được tâm trạng của người tù yêu nướcbị lưu đày khổ sở nhưng lại không bi lụy và còn có cảnh thiên nhiên vui tươi. Và “Chiều tối” là một trong những tác phẩm như thế.
Có thể thấy rằng là cảnh chiều tối nhưng lại như không giống như bất kì chiều tối nào. Có thể nói rằng đây cũng chính là cảnh chiều tối được nhìn qua đôi mắt cùa người tù Hồ Chí Minh đang ở rong cảnh từ đày khi mà “tay bị trói, cổ đeo xích” đang bị kính áp giải đi ở chốn núi rừng sơn cước cô quạnh này. Bình thơ trong bài cũng như đã diễn tả được điều đó.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
(Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.)
Khi mà đàn chim bay về tổ sau một ngày mải miết kiếm ăn cũng chính là biểu tượng được dùng để nói về cảnh hoàng hôn. Và ta như thấy rằng đây là biểu tượng thường xuất hiện trong thơ ca cổ. Lúc này thì người tù đã thấm mệt, ngước nhìn thì lúc đó trời cũng đã sắp tối. Và ta có cảm giác rằng chính vái nhìn của nhà thơ luôn mang nặng những nỗi suy tư, những khát khao như đầy lưu luyến của một tấm lòng yêu thương vô hạn. Chòm mây cũng đã trôi ngang lung trời và chậm lại, một khung cảnh thiên nhiên hoàng hon như được vẽ ra bằng hình ảnh của cánh chin và tầng mây trôi lơ lửng.
Có thể thấy được hình ảnh chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Và khi để nguyên văn chữ Hán đẹp như một câu thơ Đường vốn có của nó chính là câu “Cô vân mạn mạn độ thiên không”. Ta như có cảm giác chòm mây này không có sắc thái phong lưu, nhàn tản, gợi nên sự cô độc thanh cao như trong thơ cổ. Và khi gợi nhắc đến chòm mây ta như thấy được sự vô tận của không gian và thời gian như cũng đã ngừng trôi. Cánh chim chao liện đến mỏi cánh phải đi tìm chốn ngủ. Bài thơ như thật tài tình vì chỉ với hai nét chấm phá như đã gợi được không gian và nói được tình cảm của người tù.
Người tù như được hiện lên bằng phong thái ung dung mặc cho hiện thực có đang bị đeo xiềng xích và phải lê bước suốt một chặng đường dài. Và bài thơ như đặt ra trong hoàn cảnh mệt mỏi là vậy nếu như không có được phong thái ung dung và sự tự chủ thì làm sao mà có thê ngước nhìn thấy những biến động của đất trời, như thấy được mây trôi chầm chậm và nhẹ nhàng, sao thấy được những cánh chim mỏi mệt sau một chặng bay dài.
Và cho đến hai câu thơ cuối, thì dường như lúc này có thể thấy bức tranh chiều tối bỗng như lại đã có những nét chấm phá bất ngờ nhất đối với người đọc. Có thể nói rằng giữa rừng núi, âm u, thì hình ảnh một lò lửa bỗng rực hồng, soi sáng hình ảnh thiếu nữ đang chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình:
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.)
Nếu như trong hai câu thơ đầu thì ta nhận thấy được cảnh vật thiên nhiên hiện ra qua những nét vẽ dường như cũng đã phần nào mang tính chất ước lệ. Và đối với hai câu thơ này, người đọc như có thể nhận ra hình ảnh người phụ nữ lao động lại được tác giả Hồ Chính Minh như lại được miêu tả chân thực và sinh động. Bài thơ lúc này cũng như đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên thành bức tranh đời sống. Đây cũng chính là một xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ, là một sự logic hình tượng thơ và nó cũng phản ánh cái tư duy lớn trong tâm hồn tác giả. Điều lạ là đối với những câu thơ tả thực gần như văn xuôi ấy lại có một sức sống lạ thường. Ta như có thể thấy được chính sức sống ấy toát lên từ hình ảnh khỏe khoắn của người thiếu nữ đang hang say lao động kia hay là từ ánh lửa rực hồng của lò than kia. Thật dễ nhận thấy hình ảnh cô gái xay ngô lúc này đây lại trở thành trung tâm của bức tranh. Chính với nét vẽ đậm nét, khỏe khoắn, nhà thơ cũng tinh tế khi đã đặt con người vào vị trí chủ thể. Tác giả như cũng đã đẩy lùi cảnh vật ra phía sau làm nền. Và có thể nói chính với tư thế của cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và có cả cuộc sống lao động càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Có lẽ rằng chính vì nó đã đem lại cho người tù hơi ấm của sự sống cùng niềm vui cũng như là sự hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của những con người tuy vất vả mà tự do.
Khi mà trời sắp tối, thì vào thời điểm này thì được xem là thời khắc sum họp gia đình nhưng ta vẫn như thấy được kẻ lữ thứ là người tù vẫn chưa biết dừng chân nơi đâu. Người tù cũng như đã quên nỗi cô quạnh, và cảm giác u buồn của cảnh ngộ mình để có thể được chia sẻ với niềm vui nho nhỏ đời thường của người dân lao động, và cả với bếp lửa hồng nơi xóm núi. Màn đêm bao phủ chỉ có ánh sáng của lò than rực hồng và có lẽ chính bởi vậy mà đêm càng như tối, lò than càng như sáng hơn khi xung quanh nó bao phủ là một màu đen.
Chính hình ảnh thật đẹp đó là cô gái và bếp lửa hồng gợi cũng như đã tả cảnh gia đình sum họp. Ta như thấy được chính sự thấp thoáng trong những hình ảnh ấy là ước mơ thầm kín chính về những mái ấm gia đình của con người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. Và đó dường như là tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng kiên trung cũng như đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường. Bài thơ “Chiều tối” như cũng đã vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa rực hồng, như đầy sự ấm áp. Thơ Bác có sự vận động đó là từ nỗi buồn đến niềm vui. Chính điều này đã như cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và đó còn chính là cả tình yêu thương nhân dân của một con người vĩ đại.
Có thể nói rằng chính nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có nét cổ điể nhưng cũng đồng thời là lại có nét hiện đại. Bác đã thật tài tình khi diễ tả được điều này. Về phần yếu tố ngôn ngữ cũng như vừa tả vừa có sức gợi cảm
‘Chiều tối” được xem là có vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc. Bài thơ cũng như đã diễn tả phong cảnh thiên nhiên và đồng thời cũng như nói được đời sống của người dân vùng sơn cước một phần nào đó. Qua đó cho thấy nhân cách cao đẹp của tác giả Hồ Chính Minh
Nguồn: Văn mẫu hay