21/02/2018, 09:55

Phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn- Văn 12

Đề bài” Em hãy phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn Lỗ Tấn là một trong những nhà văn lỗi lạc của đất nước Trung Hoa, và có thể thấy được tác phẩm “Thuốc” là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nó như một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho ...

Đề bài” Em hãy phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là một trong những nhà văn lỗi lạc của đất nước Trung Hoa, và có thể thấy được tác phẩm “Thuốc” là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nó như một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc

Có thể nói rằng trong tác phẩm này, thuốc dường như không phải được làm từ một thứ thỏa dược thông thường mà nó chính là một chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa Thuyên đã cố cất công đi từ sáng sớm để mua cho con trai mình ăn để chữa bệnh lao. Dường như hình ảnh ấy thật để lại nhiều ám ảnh độc giả và có lẽ cả người dân trung quốc lúc bấy giờ.

“Thuốc” ở đây không gì khác đó chính là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù nó hiện thân cho mê tín dị đoan và lạc hậu. Và dường như bản thân chúng ta còn thấy sự hoang đường khi cho bánh bao tẩm máu người lại được coi là vị thuốc chữa bệnh mà đặc biệt ở đây chiếc bánh bao tẩm máu tử tù chứ không phải tẩm máu ai khác. Tử tù được nhắc đến đó chính là những người anh hùng chống lại Nhật để bảo vệ đất nước Trung Quốc. Nhưng dường như lại không ngoài ai khác bố Lỗ Tấn là nạn nhân. Có thể thấy được chính phương thuốc ấy đã lấy mất tính mạng của bố Lỗ Tấn. Trong tác phẩm thì chiếc bánh bao tẩm máu tử tù không những không giúp Hoa Thuyên mà con trai lão còn chết.

Thuốc ở đây là dùng cho việc chữa căn bệnh tinh thần của người dân Trung Quốc, căn bệnh gia trưởng, một căn bệnh lạc hậu mê tín dị đoan của họ. Và có thể thấy cụ thể ở đây là vợ chồng lão Hoa. Họ dường như cũng đã tin rằng vị thuốc kia thật sự có thể chữa khỏi bệnh lao cho con trai họ. Chính vì thế mà lão Hoa trên đường đi lấy thuốc tỏ ra vui vẻ lắm, lão nghĩ lão sắp được một phương thuốc có thể cải tử hoàn sinh được. Con trai chết và dường như con người cũng chẳng thể làm gì để chứng minh tại sao điều đó lại xảy ra. Có thể thấy chính vì như vây cần một liều thuốc chữa dứt điểm bệnh trong từng suy nghĩ và gốc rễ

Thứ thuốc bánh bao tẩm máu người còn được coi là phương thuốc cho chính tinh thần của người dân cũng như người làm cách mạng Trung Quốc. Mà vốn dĩ thứ bánh bao tẩm máu kia lại chính của người làm cách mạng là Hạ Du. Bởi vì người nông dân thì u mê lạc hậu tin vào thứ thuốc chết người đó, còn người cộng sản lại đi quá xa nhân dân không gán bó với nhân dân thì sẽ đổ máu.Điều đó đã như cho thấy phải biết gắn kết với nhân dân thì mới mong thành công được.

Mở đầu câu chuyện thật đầy ám ảnh khi mà người con trai lên những cơn ho lao, lão hoa vội vàng đến sớm để mua cho kì được thứ thuốc cứu sống mạng con trai mình. Dường như là nó sẽ làm cho con trai ông trở nên khỏe mạnh như thường thậm chí là khỏe mạnh hơn. Đặc biệt hơn là trong lời miêu tả của Lỗ Tấn để miêu tả tâm trạng hứng khởi khi sắp tìm ra vị thuốc thần tiên ấy lão cũng như đã vui hẳn lên. Ta như thấy được không chỉ có mình lão trông chờ thứ thuốc tiên dược đó mà cả rất nhiều người nữa nên họ chen chúc nhau suýt nữa thì lão hoa thuyên ngã.Nhưng thật là đãmay mắn khi lão mua được thuốc về cho con. Đó chiếc bánh bao tắm máu của tử tù Hạ Dư. Ông lão như mang về tới nhà thì máu vẫn nhỏ từng giọt, một hình ảnh kinh hoàng và thật khiếp sợ. Nhân vật bà hoa nhanh chóng đi nướng chiếc bánh bao và cho Hoa Thuyên ăn, người trong quán trà thì khen thơm họ bàn nhau về người tử tù Hạ Du ở đây là nhân vật dường như cũng chỉ được nhắc đến chứ không có mặt trong tác phẩm,đại diện cho một tầng lớp yêu nước và có lí tưởng lúc bấy giờ. Thế nhưng khi mà mọi người lại nhắc đến anh với một thái độ miệt thị và đau đớn hơn khi chính chú ruột của anh đem anh đi trình báo để lấy khoản tiền thưởng kia. Qua đây dường như đã cho thấy sự mê muội của nhân dân Trung Quốc

Ai ai cũng đã nghĩ rằng vị thuốc ấy sẽ cứu sống được mạng của Hoa Thuyên nhưng đâu có, anh ta vẫn cứ chết, và phải để cho kẻ đầu bạc phải tiễn người đầu xanh. Hoa Thuyên ăn bánh bao chết, Hạ Du là người làm cách mạng cũng chết một kết quả bi thảm.

Có thể nhạn thấy một trong những chi tiết mang ý nghĩa của truyện đó là đoạn kết truyện. Đó là đoạn khi hai bàmẹ đến thăm mộ con, nghĩa trang dường như cũng đã được chia làm hai bên bên trái là mộ của những người tử tù, bên phải là mộ của những người dân nghèo. Và lúc này bà Hoa đến thăm con trước sau đó một người đàn bà khác ngập ngừng bước về phía bên trái nghĩa trang. Đó không ai khác ngoài chính là mẹ của Hạ Du. Và tuy cho hai bên có sự ngăn cách phân biệt nhưng sau đó thì bằng chính tấm lòng cảm thông hai bà mẹ bước đến bên nhau an ủi nhau thôi đừng đau xót làm gì. Có thể thấy chính chi tiết đó được tác giả gửi gắm rất nhiều ý đồ nghệ thuật, gợi ra ý nghĩa sâu sa của nó. Họ đã bước qua bức tường rào định kiến mà từ lâu người ta cố công xây dựng nên chứ không phải là cố công để xóa bỏ nó.Khi ra về hai bà ngạc nhiên trước vòng hoa đặt cạnh mộ của Hạ Du, đó chính là một vòng hoa đẹp đẽ với hoa hồng hoa xanh, phải chăng đó chính là sự ngợi ca lí tưởng cách mạng của tác giả đối với Hạ Du mặc dù không thành công nhưng anh đã có chí và giác ngộ. Mặc dù không biết vòng hoa ấy không biết ai đặt đó, không biết ai mang đến và ở đâu ra nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng nhà văn đã dành nó cho Hạ Du để ca ngợi vẻ đẹp của chiến sĩ yêu nước. Đã có người đồng cảm với hành động của Hạ Dụ

Truyện ngắn “ Thuốc” dường như có mở đầu và kết thúc khá thú vị và mở ra nhiều tầng suy nghĩ độc đáo cho độc giả chúng ta. “Thuốc” ở đây không chỉ là một tác phẩm đọc xong rồi để đó mà nó chính còn là một tác phẩm một liều thuốc chữa căn bệnh có từ lâu của người dân trung quốc.

Nguồn: Văn mẫu hay

0