25/05/2017, 09:51

Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn mẫu lớp 12

Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra ...

Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà ...

Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn tỉnh Thái Bình

Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời mình như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: ‘'Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân… bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” – đây mới là nghề nghiệp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuốc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mẫu?” Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cũng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.

Trên ý nghĩa đó, câu nói của Pa-xtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp ra trường? Trước hết, nếu "nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần phải chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội, chẳng hạn như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa..? Một sự “chạy theo” như thế có hợp lí không? Đối với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thì cần suv nghĩ lại, bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không phải chọn ngành nghề để có “danh giá!” Danh giá ở đây là danh giá cho chính mình, nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo những ngành nghề dó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? ở đây còn có vấn đề nhu cầu của đất nước, yêu cầu cúa sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc chứ đâu phải chỉ sống riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề nghiệp” như Pa-xtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thế làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực…) thì mới có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt đẹp, có danh giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có danh giá thì cũng tức là góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Cho nên. nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy nãng lực. dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sống không hiếm những trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, thấm thìa cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.

Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên danh giá cho nghề nghiệp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây hại đến cả cuộc đời.

Bình luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường qua câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Bài làm 2

“Chẳng phải nghề nghiệp tạo danh giá cho con người mà chính con người tạo danh giá cho nghề nghiệp" (Louis Pasteur)

Trong cuộc đời, ai cũng cần có nghề nghiệp để sinh sống. Nghề nghiẹp cũng mang lại danh dự cho con người. Nhưng cũng chính con người tạo ra danh dự cho nghề nghiệp, vấn đề này gây nhiều suy nghĩ cho học sinh trung học phổ thông trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích?

Thế nào là chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình? Hướng lựa chọn nghề này phù hợp với năng lực thực tế, năng lực bản thân. Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc dó. Tức là phải có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về công việc lựa chọn. Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Vì thế chúng ta khó có thể nay làm nghề nà mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hoá đang được chú trọng thì việc ổn định, đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao đông càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm có nghĩa là sẽ bắt đầu lai những kiến thức mới, kĩ năng, kĩ xảo mới, những quan hệ mới… Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực, chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, làm cho lao động không có hiệu quả.

Thế nào là chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống? Xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mồi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng của công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ… làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này cần phải suy nghĩ kĩ vì chúng ta có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm… hay thậm chí là 5 năm, 4 năm… không? Đó là chưa kể đến việc liệu chúng ta có khả năng hoàn thành tốt công việc đó không? Chúng ta có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Giới sinh viên từng “lưu truyền” câu nói: nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về kết quả bao nhiêu đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới.

Chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống còn được hiểu là chọn nghề làm ra nhiều tiền. Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa chung nhất là được thỏa mãn những nhu cầu của con người. Nó là một phương tiện không thể thiếu để giúp con người thoả mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện được hoài bão, mơ ước của mình. Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì tiền bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc. Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về vật chất của bản thân, gia đình, nhất là tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính của mình sẽ kiến tạo được một hạnh phúc lâu bền, đích thực. Tuy có mặt tích cực nhưng chọn nghề theo cách này vẫn còn mặt hạn chế. Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tao nên hạnh phúc – Nó có vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định nhưng khồng phải là điều kiện duy nhất để dệt nên hạnh phúc của con người. Bởi hanh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật chất và thoải về tinh thần. Có tiền không phải là có tất cả. Nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình không yêu thích, không phù hợp thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời.

Thế nào là chọn nghề mà mình thiết tha yêu thích? Chọn nghề theo cách này có mặt tích cực là thoả mãn được nhu cầu, sở thích của cá nhân nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống sẽ trở nên đáng yêu hơn khi niềm đam mê ấy được đáp ứng. Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng cao… Nhưng vẫn có mặt hạn chế: cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, không bao giờ cái “ta” sở thích của mình cũng đáp ứng, hài hoà được với cái “chúng ta” chung của gia đình, cộng đồng, xã hội. (Hạnh phúc không thể trọn vẹn nếu như mình không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người). Ngoài ra, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao. Vì vậy nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà không chú ý đến những mặt khác sẽ khó đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra.

“Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình”. (Khổng Tử)

Tấm gương tiêu biểu nhất cho việc chọn nghề, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác đã từng làm nghề dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết: dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư. Trong thời gian ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm nhiều nghề: nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville; làm nhà văn, nhà thơ và nhà báo (chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ), nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn… nhưng tất cả đều phục vụ cho một mục đích chính: làm cách mạng. Chính vì nhu cầu cấp thiết: độc lập, tự do của đất nước; ấm no hạnh phúc của nhân dân mà Bác đã chọn con đường này. Nhờ chọn đúng mà Bác đã trở thành lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới

Một tấm gương khác về chọn nghề là Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thuỷ sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kĩ sư mỏ địa chất). Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở Trường Đại học Tiên Đài. Nhưng trước nhu cầu thức tỉnh nhân dân Trung Quốc thoát khỏi u mê, lạc hậu, Lỗ Tấn đã bỏ tất cả để đi theo nghề viết văn. Chính việc chọn nghề này mà Lỗ Tấn đã để lại tên tuổi mãi mãi sau này.

Vậy làm sao để chọn nghề nghiệp đúng cho bản thân mình trong tương lai? Để lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nào đó, chúng ta phải tự trả lời được một số câu hỏi như: Lực học thực sự của mình đến đâu? Mong muốn, nguyện vọng cho tương lai của mình là gì? Mình thực sự yêu thích ngành nghề nào? Ngành đó có đảm bảo khả năng tài chính cho tương lai của mình không? Những người thân của mình có ý kiến gì?…

Trong các suy nghĩ trên thì việc xác định thực lực của chính mình là điều quan trọng nhất. Có thể ước mơ rất cao, có thể cha mẹ mong muốn cho chúng ta được học những ngành nghề sau này dễ xin việc làm, dễ kiếm sống… nhưng liệu rằng năng lực bản thân có cho phép ta thi đỗ được những trường, ngành như thế không? Rất nhiều bạn không xác định được lực học của mình, lại mơ hồ, viển vông, không tưởng nên đã bị trượt. Như vậy, chúng ta lại phải mất công sức, thời gian, tiền bạc để ôn luyện lại kiến thức. Đấy là chưa kể đến những sức ép tinh thần từ phía gia đình và chính bản thân.

Khi xác định được năng lực của mình rồi, lúc đó chúng ta mới quan tâm đến điều mà bản thân mình mong muốn. Nhiều bạn không biết rõ mong muốn của mình là gì. Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do tác động của người thân hoặc vì trào lưu chung… nên đến khi gặp khó khăn trong học tập, tìm việc làm, họ trở nên hoang mang. Niềm đam mê, lòng yêu nghề sẽ cho chúng ta sự tự tin, nghị lực để vượt qua mọi trở ngại. Yếu tố tinh thần này là một trong những điều rất quan trọng giúp chúng ta định hướng tương lai.

Điều thứ ba chúng ta phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình là yếu tố tài chính. Chúng ta đừng lo đến những khó khăn về kinh tế trong quá trình học tập. Bởi lẽ cha mẹ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng ta. Hơn nữa, nếu phấn đấu học tốt, chúng ta sẽ có cơ hội nhận được học bổng. Hoặc nếu thu xếp được thời gian, chúng ta có thể thêm những việc làm phù hợp. Hiện nay, Nhà nước ta cũng có những chính sách hỗ trợ cho sinh viên các gia đình khó khăn dược vay vốn để học tập… Chúng ta cũng cần chú ý đến khả năng tài chính mà ngành nghề tương lai sẽ mang đến. Cần phải xác định xem việc làm đó có mang lại nguồn tài chính đáng kể hay không. Bởi lẽ, suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết những nhu cầu cơ bản nhất của đời sống mà còn kích thích khả năng làm việc của con người.

Trả lời được những câu hỏi cho riêng mình rồi, chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến người thân trong gia đình, các thầy cô và cả bạn bè nữa. Ít nhất, những người thân vốn hiểu mình sẽ cho mình lời khuyên về ngành nghề hợp với tính cách của mình. Thầy cô sẽ giúp mình định hướng ngành nghề phù hợp với lực học. Còn bạn bè sẽ cho mình nhiều tham khảo bổ ích. Đừng ngại ngần khi lựa chọn của chúng ta không trùng khít với định hướng của cha mẹ. Khi chứng kiến chúng ta trưởng thành trong tương lai, cha mẹ sẽ hiểu tất cả.

Biết kết hợp trả lời những câu hỏi trên, biết tự giải quyết hợp lí những mâu thuẫn của bản thân như: mâu thuẫn giữa năng lực và ước mơ, mâu thuẫn giữa nguyện vọng cá nhân và ý muốn của cha mẹ… chúng ta sẽ chọn được cho mình ngành nghề phù hợp.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

Bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề, ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu, quý trọng và tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình, như lời phát biểu của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với nhân dân Hải Phòng tháng 5/1957:

“Nói lao động là vẻ vang thì nhiều người nói: một thầy thuốc hay một người khoa học, một thầy giáo mới là lao động vẻ vang. Thế còn những người khác, lao động có vẻ vang không? Cũng là vẻ vang. Lúc nãy tôi nhắc đến chuyện lao động của hai người lao động – của hai phụ nữ: một là cô Bin làm việc vệ sinh, hai là cô Thơm làm việc moi cống. Chắc bà con nhiều người biết. Những công việc đó có vẻ vang không? Rất vẻ vang”.

Bài viết liên quan

0