25/05/2017, 09:51

Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Văn mẫu lớp 11

Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Yên Cuộc sống thời buổi kinh tế thị trường ngày một sôi động quyết liệt. Cuộc mưu sinh diễn ra vô cùng khẩn trương, dữ ...

Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Yên Cuộc sống thời buổi kinh tế thị trường ngày một sôi động quyết liệt. Cuộc mưu sinh diễn ra vô cùng khẩn trương, dữ dội đến chống mặt. Trong hoàn cảnh ấy mà đề cập hai chữ "nhường ...

Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Yên

Cuộc sống thời buổi kinh tế thị trường ngày một sôi động quyết liệt. Cuộc mưu sinh diễn ra vô cùng khẩn trương, dữ dội đến chống mặt. Trong hoàn cảnh ấy mà đề cập hai chữ "nhường nhịn" có gì lạc điệu chăng?

Nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình, để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử (Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê). Những từ ngữ như nhân nhượng, nhường bước, nhường lời, nhường cơm sẻ áo, nhân nhịn… đều gần nghĩa, cùng trường từ vựng với từ nhường nhịn.

Có người quan niệm nhường nhịn lẫn nhau là sự thua thiệt, là non kém, chịu thất bại, là nhục nhã, mất mặt trước thiên hạ. Tại sao không dám đôi co, tranh giành? Tại sao không dám ăn miếng trả miếng giữ lấy thể diện, để bảo vệ uy tín, danh dự trước mọi cặp mắt đồng loại đang nhìn vào?

Đâu phải thế! Kẻ hiếu thắng, nông cạn mới suy nghĩ và hành xử vội vàng như vậy. Người biết nhường nhịn là người cao thượng, không cố chấp, lúc nào cũng coi trọng chữ "hòa" trong giao tiếp, ứng xử. Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ làm chủ bạn thân mình, rất bình tĩnh, lời nói, cử chỉ đều từ tốn, nhẹ nhàng. Không tranh chấp hơn thiệt, được thua. Nếu gặp phải một người nào đó nóng nảy, to tiếng, thô lỗ… thì con người có đức tính nhường nhịn vẫn bình tĩnh, nhẹ nhàng, không lời qua tiếng lại, tranh chấp. Lửa không nên đổ thêm dầu. Nóng nảy, nóng giận sẽ mất khôn. Nhường nhịn, nhẫn nhịn để chờ thời gian, lấy tình người, tình nhân ái, ấy tình, lí mà bàn bạc. "Một điều nhịn, chín điều lành" đó là phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn.

Đi đường dù có việc cần vội vàng cũng biết nhường trước, không chen lấn. Trong hội nghị, trong bàn bạc, trao đổi công việc hằng ngày cũng biết từ tốn, nhường lời. Có lúc còn chủ động nhường phần lợi cho người, còn mình chịu thua thiệt, mà vẫn cảm thấy vui lòng. Người biết nhường nhịn coi trọng hòa khí, lúc nào cũng đặt tình người, sự đoàn kết lên trên hết, trước hết.

Trong gia đình văn hóa, con cháu sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; anh nhường em, em kính anh, như thế là hiếu đễ. Anh chị em trong gia đình có yêu thương, đùm bọc nhau mới biết "chị ngã, em nâng", mới biết "ráng lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần".

Những năm gần đây, giá đất ở các đô thị và vùng ngoại ô, vùng thị xã, thị trấn lên "cao ngất ngưởng", mỗi mét vuông đất có nơi lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Con cháu, các em một số gia đình, máu tham lam nổi lên đã tranh giành nhau quyết liệt, gây đổ máu, thậm chí xảy ra án mạng. Thật là táng tận lương tâm! Nếu biết nhường nhịn nhau thì đâu xảy ra bao chuyện thương tâm, đau lòng mà báo chí đã nói đến!

Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chan hòa, thân ái. Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa, gia đình hạnh phúc. Vì biết sống nhường nhịn nên mới biết "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau".

Đức tính nhường nhịn phải rèn luyện lâu dài. Những kẻ có "máu nóng" như hổ tướng Trương Phi thời Tam Quốc rèn luyện đức tính nhường nhịn đâu dễ. Hàn Tín có biết nhận nhịn luồn trôn anh hàng thịt về sau mới thành đại tướng điều khiển hằng trăm vạn hùng binh.

Cuộc sống ngày một sôi động hơn, dữ dội hơn, chúng ta càng cần phải coi trọng sự nhường nhịn và rèn luyện đức tính nhường nhịn.

Nhường nhịn là khởi đầu cho mọi sự thành công, là chìa khóa vạn năng để rộng cánh cửa cuộc đời. Bàn về hai chữ "nhường nhịn", xin chép ra đây một đoạn trong bài ca dao dân ca để chúng ta cùng đọc và ghi nhớ:

"Thờ cha mẹ ở hết trong lòng,

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.

Chữ đễ nghĩa là nhường,

Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên.

Ghi lòng tạc dạ chớ quên,

Con em phải giữ lấy nền con em". 

Nghị luận xã hội Bàn về sự nhường nhịn – Bài làm 2

Từ xa xưa đức tính nhường nhịn và sâu sa hơn nó là đức tính nhẫn nhịn  và được các bậc thánh nhân khá coi trọng va lấy đó làm khuân khổ đạo đức của họ  và được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày. Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được  mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

Cuộc sống vốn nhiều những cạm bẫy chông gai con người luôn có tính hiếu thắng luôn ganh đua nhau để được dẫn đầu để luôn được laf vị trí đầu tiên . Đó là một cuộc sống luôn tranh giành nhau thì dường như đức tính “nhường nhịn” được mọi người coi là hầu như không có trong cuộc sống đó. Nhưng thật ra không phải thế chỉ những người hiếu thắng không biết cách đối nhân xử thế, họ vội vàng họ hiếu thắng suy nghĩ nông cạn. Trong mọi tình huống hoàn cảnh nào thì người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

Đức tính nhường nhịn được ông cha ta đúc rút thành một kinh nghiệm một bài học cho mỗi người “một điều nhịn là chín điều lành”.

Trong nếp sống hiện tại, con người coi thường tất cả mọi thứ lễ nghĩa trong lãnh vực xử thế, tiếp vật mà lúc nào cũng đặt quyền lợi riêng tư lên tất cả mọi sự việc trong cuộc đời này. Đối với một số đông con người ngày nay không quan niệm như lớp người xưa nghĩa là nên nhường nhịn nhau, tha thứ cho nhau và thông cảm lẫn nhau. Đối với số người ngày nay cũng không còn đặt vấn đề nhường nhịn có nghĩa là dung hòa mà trái lại số người này coi chuyện nhường nhịn lẫn nhau là sự thua thiệt, một thất bại của cá nhân và làm như thế là nhục nhã.

Trong thời điểm khi chúng ta đang bước sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh đã yêu cầu mỗi người phải đặt bản thân mình trong một tập thể xã hội rất nhiều người thì mỗi nhân tố trong tập thể đó phải bỏ qua những điều khác biệt của từng thành viên không được lấy cái khác nhau trong quan điểm mỗi người mà phải nhường nhịn nhau trên tinh thần dĩ hòa vi quý để đạt được những mục tiêu to lơn sau này.

"Tranh giành", "nhường nhịn" là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà vơ vét sức lao động của người khác, thể hiện rõ sự ích kỉ, tư lợi bản thân. Chỉ vì quyền lợi cá nhân về vật chất, họ tranh giành nhau bằng cách này, cách nọ để đạt được. Sự tranh giành làm con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ. Vậy liệu sự tranh giành có tốt hay không? Không, sự tranh giành không hề tốt mà nó là mặt xấu của xã hội bởi nó mang đến những điều không có lợi cho bất kì ai.

Mọi khó khăn trong đường đời sẽ được giải quyết một cách đơn giản nhất va khiến mọi người hiểu được nhau hơn nếu con người chịu lắng nghe nhau cảm thông thông cảm cho nhau nhường nhịn nhau. Nếu khi nào mà con người biết nhường nhịn cùng nhau tha thứ cho nhau thì nhất định lúc đó con người sẽ thoát khỏi tranh chấp đau khổ của cuộc đời. Giới hạn nhìn bằng một khung cảnh nhỏ hẹp như gia đình nếu như trong một mái nhà mọi hai vợ chồng biết nhường nhịn nhau lắng nghe nhau luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho nhau sẵn sàng thông cảm cho nhau thì gia đình ấy sẽ không bao giờ xảy ra chuyện bất hào và đó chính là một gia đình lí tưởng ao ước của mỗi người. Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chan hòa, thân ái. Nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa, gia đình hạnh phúc. Vì biết sống nhường nhịn nên mới biết "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau".

Tuy vậy nhưng những nhịn không có nghĩa là đầu hàng là thua thiệt mà trái lại nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau. Trước khi con người muốn tạo dựng thành công trọn vẹn trên đường đời thì phải hiểu biết thực sự ý nghĩa của hai từ nhường nhịn trước đã, có hiểu được nó thì mới có thể thành công trong mọi lĩnh vực. Trên đòi này không ít người đã phải trả một cái giá rất đắt để hiểu được hai từ nhường nhịn . Đó là chuyện về một cô vợ nghi ngờ chồng ngoại tình bên ngoài, chị nổi cơn ghen lồng lộn lên về nhà chửi bới chồng con mà không nghe một lời nào giải thích của người chồng, không những thế chị còn đến nhà cô gái kia để tạt axit vào mặt cô gái và cuối cùng sau khi sự thật được làm rõ thì anh chồng mới giải thích đó là người họ hàng xa lên để chữa bệnh nhưng vì chị này mới đi công tác về không hiểu rõ sự tình mà đã để cơn ghen lấn áp lí trí của mình. Đó là vai trò to lớn của việc nhường nhịn lắng nghe luôn sẵn sàng tha thứ cho đối phương.

Đây là một định luật nó quá thông thường một đứa trẻ cũng có thể hiểu được nhưng nó lại khó khăn trong việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Để nắt bắt để giữ lấy những hạnh phúc đang bên cạnh mình thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng nhau học cách nhường nhịn để sao cho mỗi cá nhân chúng ta có thể hào nhập vào một tập thể lớn một ngôi nhà lớn mang tên xã hội.

Bàn về sự nhường nhịn – Bài làm 3

Trong câu “Cẩn tắc vô ưu, nhẫn tắc vô nhục, tĩnh tắc thường an, kiệm tắc thường túc” thì “nhẫn tắc vô nhục” ở vào hàng thứ hai về lối sống “Nhẫn” ở đây chính là sự nhường nhịn, không tranh chấp với nhau.

Vậy thế nào là nhường nhịn? Nhường là chịu để lại cho người khác một vật gì hoặc việc gì. Nhịn là không tranh chấp nữa. Nhường nhịn nói chung là chịu nhịn, chịu kém.

Đây vừa là một lời khuyên tốt đẹp, đồng thời là một chìa khóa của thành công. Vì mọi khó khăn trên đường đời sẽ không trở nên rắc rối, khó giải quyết nếu con người hiểu biết nhau. Nhất là khi con người biết nhường nhịn nhau, tha thứ cho nhau thì nhất định lúc đó con người sẽ thoát ra mọi tranh chấp, khổ đau của cuộc đời. Ngày xưa Phật Thích Ca đã từng dạy: “Hãy luôn luôn nhẫn nhịn với tất cả, có được thế mới thành công”. Còn trong tác phẩm “Hán sở tranh hùng” cũng có câu chuyện Hàn Tín chịu lòn trôn một gã bán thịt ngay giữa chợ khi ông chưa gặp thời. Sau này Hán Tín làm nên danh phận trả ân cho gã bán thịt kia vì gã này giúp ông nuôi chí lớn. Rõ ràng Hàn Tín đã biết nhường nhịn đúng lúc, nếu ông tranh chấp với tên bán thịt thì có lẽ câu chuyện sẽ có một kết cuộc khác.

Nói như thế, nhưng trên thực tế không dễ chút nào. Con người ngày nay thường đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả nên coi thường mọi thứ lễ nghĩa trong lĩnh vực giao tiếp xử thế. Hơn nữa họ chẳng những không coi việc nhường nhịn là sự tha thứ, thông cảm cho nhau mà còn coi chuyện nhường nhịn là sự tha thứ, thông cảm cho nhau mà còn coi chuyện nhường nhịn là sự thua thiệt, là sự thất bại, nhục nhã, mất mặt… Chính vì thế chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy cảnh ùn tắc giao thông hằng mấy giờ liền ở một ngã tư đường chỉ vì không xe nào chịu nhường xe nào. Hoặc một án mạng xảy ra chỉ vì không nhường nhau một câu nói…

Thực sự, nhường nhịn không có nghĩa là đầu hàng, thất bại. Vì đầu hàng có nghĩa là chấp nhận cái xấu, cái ác thắng cuộc. Điều này là sai hoàn toàn. Đối với bọn thực dân, đế quốc, nhân dân ta đã không lùi một bước mà ngược lại quyết tâm tiêu diệt bọn ác ôn để có được cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Vì thế sự nhường nhịn phải được hiểu là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn, chỉ có thế thôi. Nếu có ai mặc cảm cho rằng sự nhường nhịn có nghĩa là nhục nhã thì đó là chưa hiểu hết lễ nghĩa trong việc xử thế.

Quả đúng như vậy, nếu trong gia đình, vợ chồng, anh em luôn nhường nhịn nhau, sẵn sàng thông cảm cho nhau thì gia đình ấy sẽ rất hạnh phúc. Nhìn rộng ra xã hội, nếu trong một tập thể mà người này biết nhường nhịn người kia thì làm gì có chuyện bất đồng, làm gì có chuyện lôi thôi tranh chấp, làm gì có chuyện đánh nhau, giết nhau? Còn giữa các quốc gia với nhau, nếu dân tộc này biết nhường nhịn dân tộc kia thì làm gì có chuyện biến đau thường, làm gì có chuyện chiến tranh tàn phá?

Cuộc sống con người dù có phải đương đầu, chạm trán, ganh đua để mưu cầu lợi ích đến đâu đi nữa thì con người vẫn phải sống bằng lí trí và tình cảm, vẫn còn phải tôn trọng lễ nghĩa, đạo đức. Và như thế, sự nhường nhịn vẫn luôn là một đức tính cần thiết giúp cho cuộc sống đẹp hơn, tốt hơn như lời xưa kia của ông cha:

Một điều nhịn, chín điều lành.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghị luận về sự nhường nhịn
  • đức tính nhường nhịn

Bài viết liên quan

0