Suy nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng sống ở thế kỉ XVIII, sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, nhưng bằng tài năng cùng những độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của mình, Bà Huyện Thanh Quan vẫn khẳng ...
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng sống ở thế kỉ XVIII, sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, nhưng bằng tài năng cùng những độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của mình, Bà Huyện Thanh Quan vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với tên tuổi của những nhà nho nổi tiếng. bài thơ “Qua đèo ngang” có thể coi là tác ...
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng sống ở thế kỉ XVIII, sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, nhưng bằng tài năng cùng những độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của mình, Bà Huyện Thanh Quan vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với tên tuổi của những nhà nho nổi tiếng. bài thơ “Qua đèo ngang” có thể coi là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan.
Một đặc trưng tiêu biểu trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan, đó là bà hay hướng ngòi bút của mình miêu tả thiên nhiên, thời điểm thường xuyên được lựa chọn là khung cảnh của buổi chiều tà. Bà thể hiện được sự luyến tiếc với quá khứ vàng son một đi không trở lại, cùng với nỗi buồn nhân thế, tình cảm thương yêu dành cho quê hương, cho đất nước.
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Trong hành trình lên kinh đô Huế nhận chức Cung trung giáo tập, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân tại Đèo Ngang, tại đây trước khung cảnh thiên nhiên và sự sống của con người đã gợi lên cảm hứng để bà viết lên bài thơ Qua đèo ngang. Thời điểm mà nữ sĩ dừng chân đó là thời điểm chiều tà, đây là một thời điểm khá đặc biệt, bởi nó gợi nhắc cho con người về nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Trước khung cảnh hùng vĩ của Đèo Ngang,cảnh vật hiện lên trước mắt Bà Huyện Thanh Quan đó chính là cảnh cỏ cây hoa lá “chen” nhau trên những phiến đá. Chỉ một từ “chen” nhưng tác giả đã miêu tả được sự sinh sôi mãnh liệt, khung cảnh rậm rạp, hoang sơ của núi rừng.Khung cảnh đèo ngang rộng lớn nhưng tĩnh lặng gợi cho con người cả giác choáng ngợp, cô đơn.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Nếu như hai câu thơ đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi đèo ngang thì hai câu thơ sau lại đi miêu tả khung cảnh của cuộc sống của con người.Từ láy “lom khom”gợi ra dáng vẻ vất vả, chậm chạp của những người tiều phu khi mang trên mình những gánh củi và trở về nhà trong khung cảnh của chiều tà. “Lác đác” lại gợi ra những khoảng cách giữa những ngôi nhà bên sông.
Sự thưa thớt, ít ỏi của sự sống con người nơi thiên nhiên hùng vĩ không những không mang lại hơi ấm cho thi sĩ mà còn gợi sâu nỗi cô đơn, nỗi niềm nhung nhớ về gia đình, về quê hương:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Trong không gian vắng lặng của núi rừng, tiếng chim kêu da diết như khơi sâu nỗi nhớ về quê hương, về gia đình của Bà Huyện Thanh Quan. Tiếng cuốc kêu như nỗi lòng của nhà thơ hướng về đất nước, như tiếng lòng đầy thiết tha của nhà thơ về quê hương “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhà thơ còn được thể hiện sâu sắc qua hai câu thơ cuối của bài:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Không gian thiên nhiên tươi đẹp với trời rộng và non nước gợi lên tình cảm yêu mến đối với quê hương, gấm vóc. Nhưng cũng chính khung cảnh ấy cũng thể hiện rõ nét tình cảnh đơn độc của nhà thơ, với những nỗi niềm thương nhớ, xót xa cũng chỉ có thể giữ cho riêng mình “ta với ta”.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
QUA ĐÈO NGANG
QUA DEO NGANG
BÀ HUYỆN THANH QUAN
BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG