Những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ Qua đèo ngang
Đề bài: Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Qua đèo ngang là một trong những bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan,một nữ sĩ nổi tiếng trong thế kỉ XVIII. Bài thơ viết về nỗi nhớ da diết, sâu lặng của người con xa xứ, khi một mình đơn ...
Đề bài: Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Qua đèo ngang là một trong những bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan,một nữ sĩ nổi tiếng trong thế kỉ XVIII. Bài thơ viết về nỗi nhớ da diết, sâu lặng của người con xa xứ, khi một mình đơn độc, tha phương nơi đất khách, quê người. Bài thơ còn là nỗi niềm tâm sự của một con người nhạy cảm, nhiều yêu thương. Bài thơ Qua đèo ngang được Bà Huyện Thanh Quan sáng ...
Đề bài: Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Qua đèo ngang là một trong những bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan,một nữ sĩ nổi tiếng trong thế kỉ XVIII. Bài thơ viết về nỗi nhớ da diết, sâu lặng của người con xa xứ, khi một mình đơn độc, tha phương nơi đất khách, quê người. Bài thơ còn là nỗi niềm tâm sự của một con người nhạy cảm, nhiều yêu thương.
Bài thơ Qua đèo ngang được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác khi đi nhận nhiệm vụ ở kinh đô Huế. Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh đô Huế, giữ chức Cung Trung Giáo tập (Nữ quan dạy nghi lễ) để dạy nghi lễ cho các công chúa và cung phi. Trên đường vào Huế nhận chức, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân ở đèo ngang, và đây cũng là nguồn cảm hứng để bà viết lên tác phẩm Qua dèo ngang:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
“Đèo Ngang” thuộc dãy núi hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Khi bước đến Đèo Ngang cũng là khi chiều buông, kết thúc một ngày. Trong cách miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan “bóng xế tà” vừa gợi ra được màu sắc xám tối đặc trưng của khung cảnh chiều tà, vừa gợi ra được nhịp vận động chậm dãi của những đám mây.
Tại đây,mở ra trước mắt của Bà Huyện Thanh Quan chính là khung cảnh hoa lá cỏ cây đầy đông đúc, rậm rạp. Trên những phiến đá là những cỏ, những hoa cùng đan xen nhưng tác giả đã điệp từ “chen” gợi ra không gian chật chội, hoang sơ của những phiến đá. Đây là không gian của núi rừng, không gian tự nhiên, tác giả đã có sự miêu tả vô cùng độc đáo khiến cho hoa,lá, đá có mối liên hệ vừa thống nhất vừa có sự đấu tranh, đối lập để gợi ra sự hoang sơ, rợn ngợm của không gian núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Ở trong hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng các từ láy để miêu tả sự sống mà mình bắt gặp khi mở rộng tầm mắt ra phía bên kia sông. “Lom khom” vừa gợi ra sự vất vả vừa gợi ra dáng người tất tả, vội vã của người tiều phu đã trên đường trở về nhà sau một ngày lao động đầy mệt nhọc. Dưới núi hình ảnh của những con người lao động trong khung cảnh chiều tà, còn phía bên kia sông lại lác đác những mái nhà. “Lác đác” gợi ra sự ít ỏi, sự trống vắng trong không gian của sự sống.
Không gian núi rừng thì hoang sơ, rợn ngợp, Bà Huyện Thanh Quan tìm đến sự sống của con người của những mái ấm thì sự ít ỏi, thưa thớt của những mái nhà không những không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn mà càng tô đậm nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn trong tâm hồn của nhân vật trữ tình:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Tiếng chim kêu trong không gian vắng của núi rừng càng làm đậm hơn nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương của con người xa xứ. Tiếng chim da diết như chính tiếng lòng nhớ thương của tác giả. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê cứ da diết, cứ cồn cào nhưng nhà thơ lại chẳng thể tâm sự được với ai vì bà chỉ có một mình đơn độc. Trong không gian rộng vắng của núi rừng đối lập với nỗi cô đơn được giấu kín trong tâm hồn của người thi sĩ:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
QUA ĐÈO NGANG
QUA DEO NGANG
BÀ HUYỆN THANH QUAN
BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG