24/05/2018, 23:13

Suy luận tương tự

Định nghĩa. là suy luận căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó. Sơ đồ : - Hai đối tượng A và B có các thuộc tính ...

Định nghĩa.

là suy luận căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.

Sơ đồ : - Hai đối tượng A và B có các thuộc tính chung (giống nhau) a,b,c,d,e.

- Đối tượng A có thuộc tính f.

Có thể : B cũng có thuộc tính f.

Ví dụ : - Trái đất và sao Hỏa có một số thuộc tính chung : - Là hành tinh của mặt trời, - đều có không khí, - đều có nước, - đều có khí hậu tương đối ôn hòa.

- Trên trái đất có sự sống.

Có thể, trên sao Hỏa cũng có sự sống.

Những điều kiện đảm bảo độ tin cậy của suy luận tương tự.

  • Các đối tượng so sánh có càng nhiều thuộc tính giống nhau thì mức độ chính xác của kết luận càng cao.
  • Các thuộc tính giống nhau càng phong phú, nhiều mặt thì mức độ chính xác của kết luận càng cao.
  • Số lượng các thuộc tính bản chất giống nhau càng nhiều thì mức độ chính xác của kết luận càng cao.

Ví dụ 1 : A và B đểu được sinh ra từ gia đình có bố mẹ làm ngành Y, đều được học đại học Y khoa tại Pháp, A đã trở thành bác sĩ giỏi. Vậy B cũng có thể trở thành bác sĩ giỏi.

Suy luận sau đây đáng tin cậy hơn :

Ví dụ 2 : M và N đều xuất thân từ gia đình có truyền thống âm nhạc. Bố của M và bố của N đều là những tay đàn Vi-ô-lông cự phách. Cả M và N đều tự hào về truyền thống gia đình và say mê âm nhạc. Vì thế cả hai đều vào học ở nhạc viên, khoa Vi-ô-lông và cùng được sự hướng dẫn dìu dắt của một giáo sư Vi-ô-lông nổi tiếng. Cũng như M, N vừa mới đoạt giải Vi-ô-lông toàn quốc. Hiện nay, M đã trở thành một tay đàn Vi-ô-lông giỏi. Chắc chắn, N cũng sẽ trở thành một tay đàn Vi-ô-lông giỏi như M.

có ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong khoa học. là bước đầu hình thành các giả thuyết khoa học. Nhưng cũng giống như giả thuyết, kết luận của suy luận tương tự không có tính tất yếu, nó có thể đúng, cũng có thể sai. Chính vì vậy, suy luận tương tự không chứng minh được điều gì cả, nó chỉ giúp ta mở rộng sự hiểu biết, để xây dựng các giả thuyết; các kết luận của nó phải nhờ đến thực tiễn mới khẳng định được đúng hay sai.

0