24/05/2018, 23:13

Tứ Xuyên

(trợ giúp·chi tiết) (tiếng Trung: 四川; Bính âm: Sìchuān; Wade-Giles: Ssŭ-ch'uan; bính âm bưu chính: Szechwan và Szechuan) là một tỉnh tại phía tây miền trung Trung Quốc. Thủ phủ là Thành Đô. ...

(trợ giúp·chi tiết) (tiếng Trung: 四川; Bính âm: Sìchuān; Wade-Giles: Ssŭ-ch'uan; bính âm bưu chính: Szechwan và Szechuan) là một tỉnh tại phía tây miền trung Trung Quốc. Thủ phủ là Thành Đô.

Lãnh thổ của tỉnh và các khu tự quản của nó là chiếc nôi của các nền văn minh địa phương có một không hai mà có thể tìm ngược về ít nhất là Thế kỷ thứ 15 trước công nguyên (vài năm sau thời Nhà Thương). Bắt đầu từ thế kỷ 9 trước công nguyên, Thục Quốc (ngày nay là Thành Đô) và Ba Quốc (ngày nay là thành phố Trùng Khánh) nhập lại thành các trung tâm quản trị và văn hóa mà hai vương quốc kình chống nhau được thành lập.

Sự tồn tại của Thục Quốc không được biết đến cho đến khi có cuộc khám phá khảo cổ năm 1986 ở một ngôi làng nhỏ tên Tam Tinh Đôi ở huyện Quảng Nguyên. Người ta tin rằng đó là một thành phố cổ của Thục Quốc, cuộc khai quật đã cho nhiều thông tin khảo cổ vô giá.

Mặc dù Nhà Tần đã đến tàn phá văn minh của Thục Quốc và Ba Quốc, nền văn hóa của hai tiểu quốc vẫn được bảo tồn và còn được người dân thừa hưởng cho đến ngày nay. Triều đình nhà Tần cũng tăng tốc các tiến bộ nông nghiệp và kỹ thuật của sánh ngang hàng với vùng Thung lũng Hoàng Hà. Hệ thống tưới tiêu Đô Giang Yển được xây dựng vào thế kỷ 3 trước công nguyên dưới sự giám sát của Lý Băng là biểu tượng của hiện đại hóa trong thời kỳ đó. Nó gồm có một loạt nhiều đập và làm đổi hướng dòng chãy của Mân Giang, một nhánh sông chính của Dương Tử Giang, đến các cánh đồng và giảm bớt sự thiệt hại của các trận lũ muà. Việc xây dựng này và nhiều công trình khác nhau đã gia tăng rất lớn thu hoạch nông sản trong khu vực mà như thế trở thành nguồn cung cấp dự trữ lương thực và nhân lực cho việc thống nhất Trung Hoa của nhà Tần.

Có rất nhiều loại mỏ quặng ở đây. Thêm vào sự nổi bật của nó, khu vực này cũng nằm trên con đường buôn bán từ vùng Thung lũng Hoàng Hà đến các nước ngoài ở phía tây nam, đặc biệt là Ấn Độ.

Tầm quan trọng về quân sự xứng hợp với các giá trị nông nghiệp và giao thương. Vì vùng này thật sự là một cái lòng chảo và vây quanh bởi dãy núi Himalayas về phía tây, dãy núi Tần Lĩnh về phía bắc, và các vùng núi đồi của Vân Nam về hướng nam, khí hậu thì thường có sương mù dày đặc. Vì sông Dương Tử chảy qua lòng chảo và như thế khu vực này là phần cao của dòng chảy so với các vùng phía đông của Trung Hoa, thủy quân có thể dễ dàng thả theo dòng xuống phía dưới. Thế nên vùng này từng là các căn cứ của nhiều nhóm quân phiệt có tham vọng và người tị nạn lẫn trốn các chính quyền của Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử. Một vài chính thể độc lập được thiết lập; nổi bật nhất là Thục Hán thời Tam Quốc. Nhà Tấn xâm chiếm và thôn tính Thục Hán trước tiên khi thực hiện việc thống nhất. Trong suốt thời Nhà Đường, vùng này là tiền tuyến chống Tây Tạng.

Nhà Nam Tống (960-1279) thiết lập phòng thủ điều hợp chống lại Nhà Nguyên Mông Cổ tại và Tương Dương. Hàng rào phòng thủ cuối cùng bị phá vở sau khi quân Nguyên sử dụng súng và thuốc nổ đầu tiên trong lịch sử trong cuộc bao vây Tương Dương sáu năm. Khí hậu có sương mù đã ngăn cản quân đội Nhật Bản dội bom chính xác xuống vùng lòng chảo và thành phố Trùng Khánh nơi mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc di chuyển thủ đô của mình đến đó trong Đệ nhị Thế chiến.

Biên giới của vẫn giữ nguyên như vậy khoảng 500 năm. Điều này thay đổi khi thành phố Trùng Khánh cũng như các thị trấn xung quang là Phù Lăng và Vạn Châu được nhập lại thành khu hành chính mới là Thành phố Trực thuộc Trung Ương Trùng Khánh. Khu hành chính mới được thành lập là nỗ lực ban đầu của Trung Hoa để phát triển các vùng phía tây cũng như điều hợp tái định cư dân tị nạn từ kế hoạch Đập Tam Khẩu.

0