31/05/2017, 12:59

Sự thay đổi tình cảm của trẻ em đối với bệnh tật

Trẻ em bình thường có thần thái tự nhiên, hoạt bát, thích cười, thích chơi, hai mắt có thần. Nhưng khi mắc bệnh trẻ sẽ có biểu hiện khác thường. Ví dụ: - Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng nôn nóng, hay khóc hờn sắc mặt đỏ ửng, môi khô, đó là biểu hiện của sốt. - Tư duy của ...

Trẻ em bình thường có thần thái tự nhiên, hoạt bát, thích cười, thích chơi, hai mắt có thần. Nhưng khi mắc bệnh trẻ sẽ có biểu hiện khác thường. Ví dụ:

-     Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng nôn nóng, hay khóc hờn sắc mặt đỏ ửng, môi khô, đó là biểu hiện của sốt.

-     Tư duy của trẻ chậm chạp, thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu hứng thú trước hoạt động, sở thích và giao tiếp với người khác, không cảm thấy vui vẻ, thường là dấu hiệu của chứng phiền muộn ở trẻ em.

-     Trẻ co chân khóc lóc hoặc lăn lộn theo từng chập, thích nằm sấp, hay lấy tay ấn bụng, đa sốlà đau bụng[1]; trẻ lấy đầu đập mạnh vào người bế hoặc kêu thét lên, lắc đầu hoặc lấy tay đánh đầu, đa số là trẻ bị bệnh đau đầu.

-     Trẻ thích ngủ, nôn ọe, cổ cứng ngắc là điềm báo của bệnh ở não.

-     Hai mắt trẻ nhìn chăm chú, ý thức không rõ, kèm theo tứ chi mình mẩy rung động thường là triệu chứng báo trước sắp ngất lịm.


[1]Nguyên nhân gây đau bụng của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau cũng có khác nhau; một số bệnh chỉ thấy hoặc thường thấy ở một độ tuổi nhất định nào đó. Nếu là trẻ sơ sinh có thể thấy các bệnh viêm màng bụng dạng phân thai và tắc ruột do đường tiêu hóa bẩm sinh bị dị dạng gây ra; trẻ dưới một tuổi đau bụng thì thường do bị viêm ruột, lồng ruột gây ra; trẻ hai, ba tuổi đau bụng thì thường do bị giun, viêm ruột, viêm ruột thừa, bệnh lở loét gây ra.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0