31/05/2017, 12:59

Làm sao nhận biết bệnh qua chứng da động của trẻ

Chứng đa động của trẻ còn gọi là “chú ý thiếu hụt chướng ngại”. Tuổi phát bệnh của trẻ thường vào khoảng 6 - 10 tuổi. Do nhiều triệu chứng của trẻ tương tự như sự nghịch ngợm hiếu động của trẻ con bình thường, vì vậy thường bị một số bậc cha mẹ coi thường dẫn đến điều trị chậm trễ, gây ra hậu quả ...

Chứng đa động của trẻ còn gọi là “chú ý thiếu hụt chướng ngại”. Tuổi phát bệnh của trẻ thường vào khoảng 6 - 10 tuổi. Do nhiều triệu chứng của trẻ tương tự như sự nghịch ngợm hiếu động của trẻ con bình thường, vì vậy thường bị một số bậc cha mẹ coi thường dẫn đến điều trị chậm trễ, gây ra hậu quả không tốt.

Trẻ em có đặc điểm đa động và mắc chứng đa động tuy về mặt hành vi vẫn biểu hiện đặc trưng hiếu động như sức chú ý phân tán, khó tập trung, thiếu kiên nhẫn, không làm được việc gì trong thời gian dài, thường ngồi không yên đứng không yên, giậm chân giậm tay, leo lên bò xuống, quấy rầy hỏi vặt; có em thậm chí còn ném đồ vật lung tung, lật ngăn kéo đẩy bàn, phá đồ chơi, dễ kích động, tình cảm cũng không ổn định... nhưng giữa hiếu động và chứng đa động lại có sự khác biệt về chất.

Thứ nhất, trẻ có đặc điểm hiếu động tuy rất nghịch ngợm nhưng nếu được khuyên ngăn hoặc gặp việc có hứng thú, chúng có thể yên tĩnh trở lại, tập trung sức chú ý trong thời gian khá dài. Nhưng trẻ mắc chứng đa động bất luận ở tình trạng nào cũng dều không thể tập trung sức chú ý trong thời gian hơi dài được, cho dù đang làm việc rất hứng thú hoặc đang vui chơi cũng khó kiên trì đến cùng.

Thứ hai, hiện tượng hiếu động là một thói quen hành vi và đặc trưng tâm lý không tốt hình thành do ảnh hưởng không tốt của nền giáo dục và môi trường sau khi lớn lên của trẻ. Các nghiên cứu cho rằng, tri lực của trẻ hiếu động không hề bị hạ thấp, chỉ do sức chú ý phân tán, học hành không chăm chỉ dẫn đến thành tích học tập không tốt. Chỉ cần áp dụng biện pháp thích hợp, thiết lập môi trường tốt là sẽ có thể sửa chữa được đặc điểm hiếu động không tốt của trẻ. Còn chứng đa động thì là một hành vi chướng ngại, các kết quả nghiên cứu liên quan cho biết, chứng đa dộng có liên quan đến tố chất di truyền bẩm sinh và nền giáo dục, ăn uống không thích hợp sau khi lớn lên. Loại bệnh tâm lý độ nhẹ này đều có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển năng lực học tập và trí lực của trẻ. Ngoài áp dụng những biện pháp giáo dục nhất định ra, cần phải tiến hành điều trị và bảo vệ sức khỏe bằng thức ăn và thuốc uống nhất định.

Đương nhiên, chỉ dựa vào hai điểm trên còn chưa thể hoàn toàn phân biệt được chứng đa động và sự hiếu động. Đó là bởi vì do vị trí và lập trường của mỗi người khác nhau, khó tránh khỏi xảy ra sự thiên kiến “vào trước là chủ yếu”, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác khi quan sát. Ngoài ra, hiện nay do sự chẩn đoán chứng đa động ở trẻ con chủ yếu dựa vào lịch sử bệnh tình và tiến hành quan sát hành vi của trẻ bị bệnh ở các trường hợp khác nhau, cho nên chỉ dựa vào hai điểm trên rất khó màđưa ra chẩn đoán chính xác. Xin giới thiệu hai phương pháp khá được công nhận hiện nay để các bạn tham khảo.

1.   Bảng nghị định

Hạng mục

Mức độ không

Một

chút

Nhiều

Rất

Nhiều

1. Hoạt động không ngừng

0

1

2

3

2. Dễ hưng phấn xúc động

0

1

2

3

3. Quấy nhiễu những đứa trẻ khác

 

 

 

 

4. Làm việc có đầu không cuối

0

1

2

3

5. Ngồi không yên

0

1

2

3

6. Thời gian chú ý ngắn, dễ thay đổi tùy hoàn cảnh

0

1

2

3

7. Thích hò hét lớn tiếng

0

1

2

3

8. Yêu cầu lập tức phải được thỏa mãn

0

1

2

3

9. Tình cảm thay đổi nhanh

0

1

2

3

10. Tính tình dễ nổi cáu

0

1

2

3

 

Từ bảng trên có thể thấy ở bảng này gồm mười hạng mục hành vi. Mỗi hành vi đều có đáp án ở các mức độ khác nhau, cha mẹ và thầy giáo có thể đối chiếu với đặc điểm của trẻ, chọn ra đáp án phù hợp nhất hoặc gần nhất với trẻ, sau đó thống kê ra tổng số điểm. Nếu trên 15 điểm thì có thể nghĩ đến chứng đa động, điểm càng cao, khả năng bị chứng đa động càng lớn,

2.   Tiêu chuẩn chẩn đoán trong cuốn “Sổ tay thông kê chẩn đoán chướng ngại tinh thần” do hội bệnh viện tinh thần học nước Mỹ xuất bản:

a)   Khó tập trung sức chú ý (ít nhất có ba điều)

-     Không thể hoàn thành một công việc một cách có đầu có cuối, luôn luôn có đầu không cuối.

-     Khi thầy giáo giảng bài nhìn như đang nghe nhưng thực ra không để tâm nghe.

-     Xung quanh có chút động tĩnh, sức chú ý sẽ dễ phân tán.

-     Không thể toàn thần toàn ý chơi một trò chơi được.

b)  Xung động tùy hứng (ít nhất có ba điều)

-     Chưa suy nghĩ đã hành động, có tính xung động.

-     Động tác quá nhiều, không ngừng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.

-     Không thể tổ chức công việc cho thứ tự được.

-     Thường xuyên lớn tiếng hô hét trong lớp học.

-     Không thể đợi nổi trò chơi hoặc các hoạt động tập thể luân chuyển, rất nóng vội.

c)   Hoạt động quá độ (ít nhất có hai điều).

Nguồn: Ông Văn Tùng
0