03/06/2018, 00:22

Sự thật Tác dụng của cây tầm gửi trên cây bưởi trị bệnh gì?

Trong dân gian, cây tầm gửi không chỉ được biết đến là một loại cây sống nhờ trên cây khác mà nó còn biết đến là cây thuốc nam mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cây tầm gửi sống bám vào các loại cây khác nhau mà cho những tác dụng khác nhau. ...

Trong dân gian, cây tầm gửi không chỉ được biết đến là một loại cây sống nhờ trên cây khác mà nó còn biết đến là cây thuốc nam mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cây tầm gửi sống bám vào các loại cây khác nhau mà cho những tác dụng khác nhau. Vậy bạn có biết Tác dụng của cây tầm gửi trên cây bưởi trị bệnh gì không? Nếu không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây tầm gửi

Tầm gửi là một loài thực vậy sinh sống dưới hình thức ký sinh trên những cây chủ có thân gỗ để lấy nguồn dưỡng chất và nước để sinh trưởng. Trong khoa học, chúng có tên gọi là Mistletoe. Danh xưng trên bắt nguồn từ thực tế, loài này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải.

Cây tầm gửi có nhiều loại, loại dây leo, có rễ hoặc không có rễ. Chúng có thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ . Lá đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba, phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song, không có lá kèm. Hoa tầm gửi thuộc loại lưỡng tính và đơn tính, mọc theo dạng xim, bông, chùm.

Khi quả tầm gửi chín, chúng sẽ nổ tung bắn các hạt đi xa trong bán kính tới 15m và bám vào các cây khác. Từ đây, hạt nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới, một trong những cây chủ được tầm gửi đặc biệt yêu thích chính là cây táo. Tốc độ phát tán, lây truyền của tầm gửi cực nhanh, đặc biệt là tầm gửi lùn.

Có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi, bao gồm 2 loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu.

Tác dụng của cây tầm gửi

Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, cơ nhục do phong thấp, giảm đau nhức xương khớp hoặc do chấn thương, té ngã, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp… Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh…

Loài cây này sẽ phát huy tác dụng khác nhau tùy vào cây chủ mà nó bám vào. Đối với cây bưởi, tầm gửi bám trên thân cây này có tác dụng chữa viêm khớp hoặc ăn uống khó tiêu, giúp bạn cân bằng lại việc ăn uống.

Ngoài những tác dụng trên cây tầm gửi còn phát huy rất nhiều tác dụng khi sống trên các cây chủ khác nhau như:

  • Tầm gửi sống trên cây gạo: có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thận. Dịch chiết trong cây tầm gửi gạo có catechin ngăn cản sự hình thành sỏi thận, giúp hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, bàng quang, làm tăng khả năng thải độc của gan.
  • Tầm gửi trên cây dâu: có vị đắng tính bình đi vào 2 kinh can, thận, hỗ trợ điều trị đau lưng, thấp khớp, phong thấp, an thai.
  • Tầm gửi sống trên cây xoan: có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến đường ruột, kiết lỵ và táo bón.
  • Tầm gửi trên cây dẻ: hỗ trợ điều trị cảm sốt, đau dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, dị ứng.
  • Tầm gửi trên cây bưởi: hỗ trợ điều trị các bệnh khớp và đầy hơi khó tiêu.
  • Tầm gửi trên cây chanh: giúp điều điều trị ho khan, ho có đờm. Khi dùng làm bài thuốc có thể thêm vào trần bì, xa cạn, mạch môn,..
  • Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt: có tác dụng bổ thận tráng dương, liệt dương, chữa di tinh, tiểu dầm…

Cách sử dụng cây tầm gửi để chữa bệnh

Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, chỉ cần chặt hái cây tầm gửi về nhặt sạch sâu, bỏ tạp chất, có thể rửa sạch, chặt nhỏ ngắn phơi khô nơi có ánh sáng yếu. Chỉ cần 1 nắm nhỏ từ  20 – 30 gam đem nấu với 500ml nước uống trong ngày. Có thể tẩm rượu, sao qua rồi cất dùng dần.

Bài thuốc trị bệnh từ cây tầm gửi

Điều trị chứng khó ngủ, hồi hộp và huyết áp cao: lấy 32 gam tầm gửi sao, 12 gam hoàng cầm, 12 gam đỗ trọng, 20 gam  hà thủ ô đỏ dây, 20 gam bạch linh, 32 gam thảo quyết minh sao, 12 gam thiên ma, 12 gam câu đằng, 12 gam chi tử,  16 gam ngưu tất, 16 gam ích mẫu. Tất cả đem sắc lấy nước chia uống 3 lần/ ngày trước khi ăn.

Điều trị chứng thấp tý, đau thần kinh tọa, đau nhức thần kinh, cơ nhục: dùng 18 gam tầm gửi, 9 gam các vị: Độc hoạt, ngưu tất, đỗ trọng, bạch thược, đương quy, phòng phong, tần cửu cùng 3 gam tế tân, 15 gam sinh địa, 12 gam phục linh, 12 gam đảng sâm, 1,5 gam nhục quế, 6 gam cam thảo. Tất cả sắc với nước rồi chia uống 3 lần / ngày, uống trước khi ăn. Ngoài ra, có thể ngâm với rượu và bào chế thành dạng viên.

Tác hại của cây tầm gửi với những loài thực vật khác

Cây tầm gửi có rất nhều tác dụng có ích cho con người không thể phủ nhận được. Nhưng thực tế, tất cả tầm gửi lại là những cây ăn bám trên các cành cây và cây bụi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây bị leo bám ký sinh. Bởi qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó nhờ vào việc hút hết chất dinh dưỡng của cây.

Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim, đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhiều loài chim còn sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Trong các loài tầm gửi, tầm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tầm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m hoặc thông qua các loài chim mà sản sinh. Những hạt đó lại tiếp tục cuộc hành trình của mình, nảy mầm và đánh cắp chất dinh dường từ những nạn nhân mới.

Một số lưu ý đối với cây tầm gửi

Không được dùng tầm gửi mọc trên các loài cây độc như: lim, trúc đào, thông thiên vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng.

Nên bảo quản tầm gửi ở nơi khô mát, tránh ẩm ướt. Tầm gửi khô nên bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

0