31/05/2017, 12:44

Sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (nhan đề, không gian, thời gian, điểm nhìn, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ) với nội dung tư tưởng của truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Tính chất không thuần nhất của thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm: có một sự pha trộn buồn vui khó tả, hay một sự thống nhất giữa nhiều sắc thái tương phản từ ngoại cảnh và từ nội tâm. Những hình ảnh êm đềm, thi vị hoà trộn với hình ảnh nghèo nàn, lam lũ; những hình ảnh ánh sáng hoà trộn cùng ...

Tính chất không thuần nhất của thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm: có một sự pha trộn buồn vui khó tả, hay một sự thống nhất giữa nhiều sắc thái tương phản từ ngoại cảnh và từ nội tâm. Những hình ảnh êm đềm, thi vị hoà trộn với hình ảnh nghèo nàn, lam lũ; những hình ảnh ánh sáng hoà trộn cùng những hình ảnh bóng tối; cái huyên náo chốc lát hoà vào cái im lặng mênh mông;...

1.   Mở bài

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

-     Khẳng định: trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), có sự phù hợp và thống nhất cao độ giữa các yếu tố hình thức (như nhan đề, không gian, thời gian, điểm nhìn, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ) với nội dung tư tưởng của tác phẩm.

2.   Thân bài

-     Nêu nội dung của truyện ngắn Hai đứa trẻ: niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện bình lặng, tối tăm cùng những điều ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ. Đây cũng chính là tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Thạch Lam.

-     Để thể hiện nội dung ấy, tác giả đã lựa chọn các yếu tố hình thức phù hợp như đặt tên cho truyện; xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật; lựa chọn điểm nhìn; sử dụng bút pháp miêu tả và ngôn ngữ.

+ Tên truyện: nhắc đến hai nhân vật chính của thế giới con người nơi phố huyện là Liên và An, trong đó Liên là nhân vật trung tâm. Đó chính là đối tượng để nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của mình.

+ Không gian, thời gian: để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, nhà văn đã chọn bối cảnh cho câu chuyện là một phố huyện với những người dân lao động nghèo khổ và thời gian chủ yếu là ban đêm, qua đó làm nổi bật cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của họ.

+ Điểm nhìn: cảnh và người được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của "hai đứa trẻ" mà tập trung chủ yếu là qua con mắt, tâm trạng của cô bé Liên, một thiếu nữ dịu hiển, nhân hậu, nhạy cảm. Điều này khiến cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, tâm trạng và trở nên có hồn hơn; làm cho cảnh vốn đơn điệu, tẻ nhạt vẫn mang cái thi vị và sức sống riêng của nó; làm cho thế giới như được "lạ hoá" qua cảm giác, cảm tưởng của hai đứa trẻ,...

+ Bút pháp miêu tả: tả cảnh và tả tâm trạng.

•     Có sự tương ứng giữa thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện) với thế giới nội tâm nhân vật (tâm trạng của cô b'é Liên) trong từng thời khắc: cảnh chiều buông thì người buồn thương man mác; cảnh đêm xuống thì người buồn khắc khoải; cảnh khuya về chuyến tàu đi qua thì người buồn tiếc, mơ tưởng, khát khao,...

•    

•     Ngoài ra, nhà văn còn đưa vào những chi tiết được tổ chức không phải để miêu tả sự kiện mà để thể hiện những diễn biến tâm trạng, tình cảm của con người. Bút pháp miêu tả này cho thấy sự cảm thông, tri ngộ sâu sắc của nhà văn, đến mức tưởng như đã nhập hẳn vào tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật đổ mà diễn tả tất cả cái mong manh, mơ hồ, khó nấm bắt nhất của tâm hồn con người (chẳng hạn: "Liên không hiểu sao...", "mong đợi một cái gì...", "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi.,.").

+ Ngôn ngữ: chủ yếu là ngôn ngữ miêu tả và độc thoại nội tâm với giọng điệu nhẹ nhàng, thấm thìa. Cả thiên truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn.

3.   Kết bài

Khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0