31/05/2017, 12:43

Phân tích thành công của Nguyễn Tuân trong việc tái hiện cảnh cho chữ

Từ cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc: ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn; "thiên lương" chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người bằng một cảnh cho chữ đầy ấn tượng. 1. Mở bài ...

Từ cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc: ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn; "thiên lương" chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người bằng một cảnh cho chữ đầy ấn tượng.

1.   Mở bài

Khẳng định đây là đoạn trích thể hiện nổi bật chủ đề của truyện Chữ người tử tù, cũng là đoạn trích có nhiều thành công về nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

2.   Thân bài

a)   Những thành công về nghệ thuật

-     Trong đoạn trích, Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để tác dụng của thủ pháp đối lập: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn, nhem nhuốc; giữa thiên lương và tội ác.

-     Ngôn ngữ mang đậm chất hội hoạ; tạo được không khí cổ kính.

-     Giọng điệu trang trọng, thâm trầm.

b)  Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật trên: làm nổi bật "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Cụ thể là:

-     Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tử tù được kính trọng, cai ngục thì khúm núm; tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân.

-     Những quan hệ đối lập kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa lại bùng cháy ở chốn tù ngục tối tăm; cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại xuất hiện trong môi trường của tội ác.

3.   Kết bài

Khẳng định những thành công về nghệ thuật của đoạn trích là sự thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0