31/05/2017, 12:43

Soạn bài về xã hội đương thời qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).

Bằng việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng, kết hợp tả viễn cảnh và cận cảnh, tạo dựng những tình huống đầy kịch tính và duy trì độ căng thẳng cần thiết cho câu chuyện, sử dụng nhiều câu văn mỉa mai, châm biếm,... Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy bức tranh về xã hội tư sản thành thị đương thời với ...

Bằng việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng, kết hợp tả viễn cảnh và cận cảnh, tạo dựng những tình huống đầy kịch tính và duy trì độ căng thẳng cần thiết cho câu chuyện, sử dụng nhiều câu văn mỉa mai, châm biếm,... Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy bức tranh về xã hội tư sản thành thị đương thời với những con người cứ nghênh ngang và kệch cỡm diễn trò. Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch, thể hiện sự lố lăng, vô đạo đức, rởm đời đến mức quái thai của đám con cháu "chí hiếu", cũng là của đám ...

1.   Mở bài

-     Giới thiệu về tiểu thuyết Sốđỏ của Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

-     Nêu ý nghĩa khái quát của đoạn trích: là bức tranh về xã hội thành thị đương thời.

2.   Thân bài

a)   Phân tích đoạn trích

-     Tóm tắt nội dung đoạn trích: Cụ tổ đã ngoài tám mươi tuổi mà cứ "sống mãi". Đám con cháu hám danh hám lợi trong nhà chỉ mong cho ông lão này chết sớm để chia nhau gia tài. Ước mong này thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ, trong một lần "nổi giận" vì tự ái, đã công khai "tố cáo" trước mạt mọi người rằng ông Phán dây thép, cháu rể cụ tổ (chồng cô Hoàng Hôn) là "một người chồng mọc sừng". Việc tố cáo đó - thực ra, do ông Phán dây thép thuê Xuân làm với giá mười đồng - đã trực tiếp gây ra cái chết của cụ tổ để có cái đám tang lạ lùng này. Khi đám tang diễn ra, đám con cháu của cụ cố tổ mỗi người có một niềm vui riêng; niềm vui ấy còn lan ra cả bên ngoài hàng phố và những người đi viếng.

-     Phân tích niềm hạnh phúc chung và riêng của mọi người khi cụ cố tổ chết:

+ Niềm vui lớn nhất của cả gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ cuối cùng cũng đã tới lúc được thực hiện - nghĩa là khi cụ quy tiên thì cái gia tài kếch sù mà cụ để lại sẽ được chia cho con cháu. Vì thế, mọi người trong gia đình chẳng những "bối rối" mà còn lo lắng nữa và dĩ nhiên là hết sức bận rộn. Nhưng lo lắng, bận rộn là để tổ chức cho chu đáo, cho thật linh đình một ngày vui, một ngày hội chứ không phải là một đám tang.

+ Niềm vui riêng:

•     Cụ cố Hồng tuy chưa đến năm mươi tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ được gọi là cụ cố, nay mơ ước ấy đã trở thành hiện thực khi được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để thiên hạ phải chỉ trỏ: "Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!".

•     Văn Minh chồng và ông Typn - nhà cải cách y phục Âu hoá thì được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất để "có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời".

•     CôTuyết thì được dịp mặc bộ y phục Ngây thơ - "cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh", đồng thời lại có cơ hội để mang khuôn mặt "hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám".

•     Cậu tú Tân thì sung sướng vì được dùng đến chiếc máy ảnh đã chuẩn bị sẵn.

•     Ông Phán mọc sừng thì sung sướng vì "không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế".

•     Xuân Tóc Đỏ thì danh giá và uy tín càng thêm to vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết - đem đến hạnh phúc cho đám con cháu.

+ Hạnh phúc còn lan ra cả những người ngoài tang quyến: cảnh sát đang lúc thất nghiệp nay được thuê giữ trật tự cho đám tang; bạn bè những người trong gia đình có dịp được khoe các thứ huy chươne;, phẩm hàm và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm; hàng phố thì đượe xem một đám ma to chưa từng có "đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy".

-     Phân tích cảnh đưa đám:

+ Đám ma như là đám rước: đủ cả kèn ta, kèn tây, kèn tàu; hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng... Người đi đưa đám thì đông đúc, sang trọng; nam nữ,thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau "bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

+ Cảnh hạ huyệt: không nghe tiếng than tiếc thương người chết trong giờ phút tử biệt sinh li, chỉ thấy cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một tạo dáng để cậu chụp ảnh kỉ niệm; bạn bè của cậu cũng rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau; Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang; cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi; ông Phán mọc sừng khóc to "Hút!... Hút!. Hút!." rồi ông ta dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư để trả "tiền công" cho nó.

b)  Đánh giá (nêu suy nghĩ)

-     Cái chết và đám tang của cụ cố tổ đã mang lại niềm hạnh phúc vô bờ bến và niềm sung sướng cho tất cả mọi người (từ nhà ra phố). Trong đám ma, niềm vui là thật, nỗi buồn là giả. Nó trở thành một "đám ma gương mẫu" và "to tát" trong xã hội đương thời.

-     Bằng việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng, kết hợp tả viễn cảnh và cận cảnh, tạo dựng những tình huống đầy kịch tính và duy trì độ căng thẳng cần thiết cho câu chuyện, sử dụng nhiều câu văn mỉa mai, châm biếm,... Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy bức tranh về xã hội tư sản thành thị đương thời với những con người cứ nghênh ngang và kệch cỡm diễn trò. Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch, thể hiện sự lố lăng, vô đạo đức, rởm đời đến mức quái thai của đám con cháu "chí hiếu", cũng là của đám dân thành thị đương thời.

3.   Kết bài

Khẳng định giá trị hiện thực và ý nghĩa khái quát của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng nói chung.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0