31/05/2017, 12:44

Khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945) nếu không có tác phẩm Chí Phèo.

Cùng với các nhà văn hiện thực khác, Nam Cao đã góp phần hoàn chỉnh bức tranh chân thực và sinh động vế xã hội nông thôn và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng; đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc: vừa xót thương cho thân phận những con người bất hạnh, vừa khẳng định niềm ...

Cùng với các nhà văn hiện thực khác, Nam Cao đã góp phần hoàn chỉnh bức tranh chân thực và sinh động vế xã hội nông thôn và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng; đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc: vừa xót thương cho thân phận những con người bất hạnh, vừa khẳng định niềm tin vào bản chất tốt đẹp trong con người họ - niềm tin vào phần thiên lương không thể bị vùi dập dù trong bất cứ cảnh ngộ nào.

1.   Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm; khẳng định vị trí đặc biệt của truyện Chí Phèo trong sáng tác của Nam Cao và văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.   Thân bài

a)   Giải thích: "khoảng trống" (chỗ trống): phần bị rỗng, chưa được lấp đầy, ngụ ý nói về sự chưa đầy đủ, toàn diện.

Nếu không có Chí Phèo của Nam Cao, văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện đời sống, nhất là đời sống ở nông thôn và số phận của người nông dân.

Do vậy, "khoảng trống" ở đây chủ yếu là sự chưa đầy đủ, toàn diện về nội dung tư tưởng. Song, nội dung bao giờ cũng đi liền với nghệ thuật thể hiện.

b)  Chứng minh

•     Giới thiệu thời điểm Nam Cao sáng tác truyện Chí Phèo: được in thành sách lần đầu năm 1941.

Trước đó, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố ra đời và nhận được sự đánh giá rất cao. Chẳng hạn: Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, nhà nghiên cứu vãn học, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam", đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững" (Tạp chí Sông Hương, tháng 12 năm 2003).

Ngoài ra, còn có nhiều truyện ngắn, bài báo của Ngô Tất Tố viết về nông thôn; những truyện ngắn trào phúng đặc sắc của Nguyễn Công Hoan; những truyện ngắn đậm chất trữ tình của Thạch Lam;... cũng viết vềđề tài nông thôn và người nông dân.

Đặc biệt, trước Chí Phèo, đã có Bỉ vỏ của Nguyên Hồng viết về Tám Bính và vấn đề tha hoá. Song ở đây, Nguyên Hồng không đặt ra vấn đề tha hoá của nhân vật lưu manh và không coi đó là một hiện tượng có tính quy luật.

•     Những tìm tòi sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao về đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo: Mặc dầu ra đời sau và viết về một đề tài quen thuộc nhưng Chí Phèo thực sự là một tác phẩm lớn.

-     Về mặt nội dung: xã hội nông thôn và cuộc sống khổ cực của người nông dân được thể hiện qua mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Trong tác phẩm, bá Kiến là đại diện tiêu biểu cho giai cấp thống trị, Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho giai cấp bị trị.

+ Phân tích hình ảnh bá Kiến - một nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở nông thôn xưa:

•     Già đời đục khoét, đè đầu cưỡi cổ nông dân.

•     Nham hiểm, mưu mô trong việc tìm cách làm cho lũ đàn em hoặc dân làng sinh chuyện, chém giết lẫn nhau để "có dịp mà ăn".

•     Bỉ ổi, đê tiện, dâm ô, hay ghen tuông.

+ Phân tích hình ảnh Chí Phèo:

•     Bị bần cùng hoá.

•     Bị lưu manh hoá.

•     Bị cự tuyệt quyền làm người.

+ Nhận xét:

•     "Đọc Tắt đèn của Ngô TâVTố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, người ta tưởng chừng như không còn gì để nói thêm nữa về nỗi khổ của người nông dân thời trước, ngoài những điều mà anh Pha (Bước đường cùng) và chị Dậu (Tắt đèn) phải gánh chịu.

Vậy mà khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc mới nhận thấy rằng, té ra đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú. Người nông dân còn có gì nữa để mà bán! Ấy thế mà Chí Phèo vẫn tìm ra một tài sản để bán, cái tài sản cuối cùng mà chị Dậu chưa phải bán: ấy là nhân tính, là hồn người. Mất tài sản này thì con người thành con quỷ. Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn được là người trong khi Chí Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Phát hiện ra nỗi khổ ấy của người nông dân, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc, mãnh liệt."

(Dẫn theo Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) – ĐỗNgọc Thống - Hà Bình Trị - Chu Văn Sơn, 217 đề và bài văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003)

•     Xây dựng hình tượng Chí Phèo, Nam Cao muốn phản ánh một hiện tượng mang tính quy luật: một số người dân lương thiện khi bị đè nén đến cùng cực sẽ chống lại bằng con đường lưu manh hoá. Lưu manh - đó là sự "vùng lên" cô độc, mù quáng và dễ bị chính kẻ thù của mình mua chuộc, lợi dụng.

Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Nam Cao đã chăm chú theo dõi và bị ám ảnh bởi hiện tượng này. Vì thế, trong thế giới nghệ thuật của ông, có nhiều nhân vật như cu Lộ trong Tư cách mõ, Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giò, Đức trong Nửa đêm... và trong tác phẩm này, Chí Phèo cũng có hai bậc tiền bối là Binh Chức và Nãm Thọ... tất cả đều là sản phẩm của quy luật ấy. Đặc biệt, khi Chí Phèo chết, sự liên tưởng của thị Nở cũng gồp phần thể hiện rõ chủ đề trên. Chính nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh: "Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hổn cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời".

-     Về mặt nghệ thuật:

+ Chọn thểloại truyện ngắn nhưng những vấn đề tác phẩm đặt ra khiến nó có tầm vóc của một tiểu thuyết.

+ Cách đặt tên tác phẩm: Ban đầu tác giả đặt tên là Cái lò gạch cũ - nói đến sự luẩn quẩn, bế tắc của những kiếp Chí Phèo; sau đó đổi là Chí Phèo - nhân vật Chí Phèo, hiện tượng Chí Phèo mang tính khái quát hơn.

+ Kết cấu: đầu cuối tươngứng (thể hiện bằng sự xuất hiện của hình ảnh cái lò gạch cũ); đảo lộn trật tự thời gián (tưởng như gặp đâu nói đấy) nhưng lại rất chặt chẽ theo lô-gíc tâm lí nhân vật.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Chí Phèo, bá Kiến; trong đó Chí Phèo được coi là hình tượng nhân vật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đó là một điển hình nghệ thuật bật hủ với chân dung, tính cách, tâm trạng,... được khắc hoạ sinh động, tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng bị đẩy vào con đường lưu manh hoá đồng thời lại là "con người này" rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ, là "một người lạ mà quen biết".

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy.

+ Ngôn ngữ sắc sảo, đậm tính khái quát, triết lí; trần thuật linh hoạt, biến hoá với giọng điệu đa dạng, phong phú.

*    Đánh giá:

-     Bằng những tìm tòi, khám phá mới về mặt nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật, qua tác phẩm ChíPhèo, Nam Cao đã "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có".

-    

3.   Kết bài

Khẳng định lại vị trí và sức sống của Chí Phèo.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0