24/05/2018, 23:25

Thảo luận về vấn đề thanh toán qua mạng & hiệu quả ứng dụng TMĐT

Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật. Lúc đó, ...

Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật. Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về thương mại điện tử cơ bản đa hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừnglại ở tiện ích cung cấp thông tin.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đa có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau:

Tháng 2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacifi c Airlines và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng. Th áng 4/2007, mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cung cấp các giao dịch thanh toán hoá đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm, v.v... qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS) và ePOS. Dịch vụ Fast-Vietpay của Ngân hàng Kỹ Thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á cho phép chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website. Tháng 10/2007, Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán VnTopUp qua điện thoại di động.

27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng thanh toán

Smartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong Công ty Cổ phần

Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đa giúp thị trường thẻ phát triển

mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đa ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thực hiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử.

các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet và thanh

Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đa tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống. Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đa góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Theo Báo cáo Th ương mại điện tử Việt Nam năm 2005 và 2006, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử cònyếu. Đồng thời, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua.

Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử. Th ương mại điện tử khó có thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này.

Hơn thế nữa, thanh toán điện tử không chỉ là nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hoá hệ thống thanh toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong ngành ngân hàng, tài chính tại Việt Nam. Năm 2007 là năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Nhà nước và cũng là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng trở nên cấp bách để các ngân hàng Việt Nam có thể đứng vững trước những thử thách của quá trình hội nhập.

Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong các giao dịch hàng ngày của người dân. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp trên cả nước (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80%), đối với những doanh nghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này chỉ còn 47%. Đối với hộ kinh doanh, 86,2% hộ chi trả hàng hoá bằng tiền mặt. Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch của doanh nghiệp, đặc biệt là giao dịch với người tiêu dùng còn ở mức rất cao. Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây, hoạt động thanh toán trong ngân hàng đa có những dấu hiệu khả quan với sự ra đời của nhiều phương thức thanh toán mới. Những dịch vụ này đa phần nào giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Th eo Đề án Th anh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần. Năm 1997 tỷ trọng này là 32,2%, nhưng đến năm 2001, con số này giảm xuống còn 23,7%, năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19% và đến đầu tháng 3 năm 2006 còn 18,5%

Nguồn: Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010

và định hướng đến năm 2020

Tuy tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán trong các năm vừa qua có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao, trung bình chiếm khoảng 20% tổng giá trị thanh toán trên các phương tiện nói chung. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đa có biến chuyển song Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế lưu lượng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày, tiến tới sử dụng hệ thống thanh toán điện tử toàn diện.

Số tại khoản cá nhân ngày càng tăng

Trước đây chỉ doanh nghiệp và người có thu nhập cao sử dụng các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Đại đa số người lao động làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc khu vực chính phủ đều chưa tiếp cận với phương thức thanh toán này. Thời gian thực hiện lâu và chi phí cao đa khiến các dịch vụ thanh toán ngân hàng không thể phổ cập trong hoạt động giao dịch hàng ngày của người tiêu dùng. Tuy nhiên, môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đang được cải thiện với xu hướng tạo điều kiện cho các phương thức thanh toán điện tử ra đời và phát triển. Thanh toán điện tử liên ngân hàng đa đạt được những hiệu quả ban đầu (trình bày tại phần I.3 dưới đây). Đặc biệt, các ngân hàng thương mại đa đầu tư thích đáng để phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá tiện ích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ có cải tiến trong kỹ thuật, số lượng giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng ngày một cao, giúp giảm bớt chi phí và tiết kiệm thời gian. Với nỗ lực không nhỏ từ phía ngân hàng cũng như cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động thanh toán đa có những bước phát triển đáng ghi nhận. Việc gia tăng số tài khoản cá nhân là một trong những hệ quả khá rõ ràng. Từ năm 2000 đến nay, số tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng đa có bước phát triển nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm vào khoảng 150% đối với số tài khoản cá nhân và 120% đối với số dư tài khoản

Mở rộng đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán

Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp thanh toán, v.v... Vì vậy, cạnh tranh không chỉ diễn ra trong ngành ngân hàng mà còn giữa ngân hàng với các tổ chức làm thanh toán khác. Mức độ cạnh tranh ngày một tăng khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Xu hướng liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng đa bắt đầu hình thành. Lợi ích của xu hướng này là giúp các ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua được những hạn chế về vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ phục vụ việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đặc biệt là hình thức thanh toán thẻ. Chính nhờ mối liên kết giữa các ngân hàng riêng lẻ mà tính tiện ích trong thanh toán được cải thiện, tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển tại Việt Nam. Như vậy, hoạt động thanh toán thời gian qua đa có những bước tiến khá rõ nét. Việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch vẫn cao nhưng đa có xu hướng giảm dần. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán buộc phải tự cải tiến dưới sức ép của môi trường cạnh tranh cũng như yêu cầu của khách hàng ngày càng cao cả về chất và lượng. Th anh toán điện tử được coi là chìa khoá của

các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay.

Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ

Thanh toán thẻ được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam. Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cở sở phục vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002. Trong đó, công nghệ cho thanh toán thẻ là hoạt động được ưu tiên triển khai. Sau 5 năm, các ngân hàng đa hình thành một mạng lưới máy giao dịch tự động ATM và đơn vị chấp nhận thẻ khá rộng. Số lượng thẻ phát hành năm 2006 chỉ đạt khoảng 4 triệu thẻ thì đến năm 2007 con số này đa tăng gấp đôi (hơn 8 triệu thẻ). Số lượng máy ATM cũng tăng mạnh từ 2.500 máy năm 2006 lên hơn 4.000 máy năm 2007.

Bảng 9.1 :

Một vài số liệu thống kê về thị trường thanh toán thẻ năm 2007

Theo Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 03/7/2007 của Th ống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng có thể phát hành một loại thẻ thanh toán mới, đó là thẻ trả trước vô danh với hạn mức 5 triệu đồng. Hình thức thẻ này ra đời với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong thanh toán. Hơn nữa, hai lợi ích cơ bản bao gồm tiết kiệm thời gian và chủ động trong chi tiêu cũng là ưu điểm của loại hình thẻ thanh toán nói trên. Th anh toán bằng thẻ trả trước vô danh đóng vai trò như một phương thức bổ sung cho hoạt động thanh toán điện tử mà hệ thống ngân hàng đang chú trọng đẩy mạnh.

Liên minh thẻ ngân hàng

Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một tăng, mạng lưới thanh toán, loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề khó khăn chính là việc liên kết các hệ thống thanh toán của nhiều ngân hàng khác nhau nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính tiện dụng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nói chung. Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam hiện đang tồn tại 4 liên minh thẻ. Đó là liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của Ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvn gồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ/Sacombank. Trên lý thuyết, thẻ của mỗi ngân hàng thành viên có thể thực hiện giao dịch trên máy ATM của các ngân hàng khác trong liên minh. Tuy nhiên, hiện nay từng ngân hàng thành viên lại phát triển các dịch vụ khác nhau, dẫn đến việc khách hàng của ngân hàng này vẫn chưa thể thực hiện thao tác chuyển khoản trên ATM của những ngân hàng khác trong cùng liên minh.

Nhóm liên minh thẻ do ngân hàng VCB khởi xướng đa thực hiện thành công việc kết nối thanh toán thẻ giữa 17 ngân hàng thành viên. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng nói trên trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua tạo lập một mạng lưới thanh toán trên máy ATM.

Ngày 21/4/2007, hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam được đánh dấu bằng việc kết nối thành công 3 ngân hàng bao gồm Ngân hàng Công Th ương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Th ương (SaigonBank) thông qua dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn. Th eo Banknetvn, hệ thống kết nối của Banknetvn giúp chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại gần 25 nghìn máy ATM trong hệ thống Banknetvn, chiếm khoảng 60% tổng số ATM trên toàn quốc.77 Qua hai tháng vận hành chính thức, trên 83 ngàn giao dịch với tổng giá trị trên 23 tỷ đồng đa thực hiện qua hệ thống chuyển mạch 4 ngân hàng trên của Banknetvn và có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh

Như vậy, từ khi chính thức vận hành đến hết tháng 4/2007 đa có khoảng 450 giao dịch thực hiện qua hệ thống. Con số này tăng gần gấp 3 lần trong tháng 5/2007 và tăng gần gấp 5 lần trong tháng 6/2007. Dự kiến cuối năm số lượng giao dịch sẽ tăng lên khoảng 4.000 - 4.500 giao dịch/ngày, xấp xỉ gấp 10 lần so với giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động.

Dự kiến, trong tương lai gần, 4 ngân hàng tiếp theo là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) cũng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ liên ngân hàng thông qua hệ thống Banknetvn.

Như vậy, cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam gồm Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Incombank, Ngân hàng VCB và Ngân hàng BIDV đều đa tìm cho mình một liên minh thanh toán thẻ để liên kết. Th ực tế này chắc chắn sẽ giúp hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn với chi phí thấp, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và ngân hàng.

Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Th ủ tướng Chính phủ đa chính thức phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Mục tiêu của Đề án là hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đồng thời thúc đẩy phát triển các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, Đề án vạch ra 6 nhóm đề án nhánh như sau:

- Nhóm đề án 1: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế theo hướng tạo lập môi trường công bằng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, ứng dụng công nghệ trong thanh toán.

- Nhóm đề án 2: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công. Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, trợ cấp ưu đai xã hội qua tài khoản

- Nhóm đề án 3: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp,

khuyến khích doanh nghiệp tập trung xây dựng và ứng dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.

- Nhóm đề án 4: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ.

- Nhóm đề án 5: Phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

- Nhóm đề án 6: Các giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Nếu 6 đề án nhánh nêu trên được triển khai thành công, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán có thể giảm xuống không quá 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010 và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30 triệu cho tới năm 2020.81 Ngân hàng Nhà nước hiện đang tích cực triển khai Đề án xây dựng Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chỉ đạo cụ thể để các liên minh tăng cường hợp tác với nhau, cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ, qua đó chi phí sẽ giảm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ thẻ trong giao dịch cá nhân.

Lợi ích của việc trả lương qua tài khoản

Đánh giá của các chuyên gia ngành tài chính, ngân hàng cho rằng việc trả lương qua tài khoản thực sự mang lại những hiệu quả tương tác “3 trong 1” vô cùng lớn. Đó như một bước đệm quan trọng cho công cuộc phòng, chống tham nhũng lãng phí của Chính phủ và tiến tới triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010.

Cả ba nhà cùng lợi

Trước tiên, theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), việc trả lương qua tài khoản là khá tiện lợi đối với cơ quan nhà nước. Vì nếu trả bằng tiền mặt, cứ đến kì lương từng bộ phận lại phải cử đại diện xuống tài vụ nhận tiền rồi chia nhỏ cho từng cán bộ, rất mất công sức. Hơn nữa, từng cơ quan khi sử dụng tiện ích tài khoản cá nhân sẽ tinh giản được biên chế. Còn theo bà Dương Hồng Phương, Phó ban Th anh toán, Ngân hàng Nhà nước, chỉ thị mới này sẽ góp phần tạo thói quen nhận lương qua tài khoản ngân hàng cho công chức từ đó nhân rộng ra toàn xã hội đồng thời nó sẽ giúp minh bạch hóa các khoản thu nhập từ ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào việc phòng chống tham nhũng. Chỉ thị này là tiền đề quan trọng để tiến tới xóa bỏ việc thanh toán không dùng tiền mặt vào sử dụng trong nền kinh tế nhằm giảm chi phí ấn hành, phát hành, vận chuyển.

Với công nhân viên chức, theo qui định này thì chỉ phải mở một tài khoản cá nhân tại ngân hàng cung ứng dịch vụ và nhận tiền qua tài khoản đó định kì hàng tháng. Việc này không chỉ giúp họ hạn chế tình trạng đi đâu cũng phải cầm tiền mặt vì khi cần chỉ việc đến ngân hàng hoặc qua điểm có đặt máy rút tiền ATM. Hơn nữa, nhiều ý kiến của các cán bộ trẻ cho rằng thường khi lĩnh lương trực tiếp sẽ khó bảo quản, cất giữ và không tiết kiệm được nhiều tiền lương so với thanh toán qua tài khoản. Riêng đối tượng “nhà băng” thì đây thực sự là điều không thể mừng hơn, việc tất cả các bộ ngành và cơ quan trực thuộc Trung ương thực hiện trả lương qua tài khoản chắc chắn giúp các ngân hàng có được cơ hội ngàn vàng để phát triển các dịch vụ cung ứng thẻ của mình tới các đối tượng này.

http://www.taichinhvietnam.com/taichinhvietnam/modules.php?name=News&fi le=article&sid=10539

Quyết định phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển bền vững và trở thành một hình thức thanh toán phổ biến đối với mọi đối tượng từ doanh nghiệp đến cá nhân người tiêu dùng.

0