25/05/2018, 07:23

Sỏi thận

hình thành do lắng đọng các chất trong thận. Lúc đầu sỏi chỉ là có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên. Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu và sản xuất nước tiểu. Khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn ...

hình thành do lắng đọng các chất trong thận. Lúc đầu sỏi chỉ là có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên.

Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu và sản xuất nước tiểu. Khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn toàn sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể. Quá trình lắng đọng tiếp tục dẫn đến hình thành sỏi.

Những hạt sỏi thận nhỏ có thể gây khó chịu khi theo nước tiểu đi ra ngoài. Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn tắc lại trong niệu quản và gây đau (lúc đầu có cảm giác đau ở thắt lưng sau đó đau lan tỏa ra hai bên).

Sỏi có thể gây tắc hoàn toàn niệu quản làm cho nước tiểu ứ lại trong thận dẫn đến hiện tượng thận ứ nước, dãn niệu quản và bàng quang gây đau.

Sự hình thành sỏi:

Sỏi hình thành khi có các hiện tượng: (1)tăng hàm lượng canxi, oxalat hay axít uric trong nước tiểu; (2) thiếu xitrát hoặc thiếu nước trong thận để hòa tan các chất thải.

Thận có nhiệm vụ duy trì lượng nước cho cơ thể và loại chất thải. Nếu thiếu nước, các chất như canxi, oxalat, axít uríc không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến sự hình thành các tinh thể.

Nước tiểu chứa các chất hóa học như citrát, manhê, pyrô phốtphat có tác dụng chống lại quá trinh tạo tinh thể. Nếu hàm lượng những chất này trong nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Trong những chất này, xitrát đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chống tạo tinh thể.

Thành phần hóa học của sỏi phụ thuộc vào sự mất cân bằng hóa học của nước tiểu. Bốn dạng sỏi hay gặp là: sỏi canxi, sỏi axít uríc, sỏi struvite và sỏi cystine.

(1) Sỏi canxi: Khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là canxi. Nguyên nhân hay gặp nhất là do hàm lượng canxi trong nước tiểu quá cao (hypercalciuria). Lượng canxi vượt quá mức thường được thải qua nước tiểu. Canxi kết hợp với các chất thải khác hình thành sỏi. Nếu hàm lượng xitrát thấp và hàm lượng oxalat, axít uríc cao, lượng nước tiểu giảm sẽ là các điều kiện thuật lợi đẻ sỏi canxi hình thành.

Canxi có thể kết hợp với oxalat hình thành calxi oxalat hoặc kết hợp với phốt phát hình thành canxi phốt phát (calcium phosphate). Trong đó calxi oxalat hay gặp hơn. Sỏi canxi phốt phát thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormon do bệnh cường cận giáp (hyperparathyroidism) và hiện tượng nhiễm toan ống thận.

Hiện tượng tăng hấp thu canxi ở đường tiêu hóa, tăng hàm lượng hormon tuyến cận giáp và rối loạn lọc trong thận dẫn đến làm tăng canxi trong nước tiểu.

Hiện tượng tăng độ axít ống thận (thường do di truyền làm thận không có khả năng bài tiết các axít) làm giảm xitrat nước tiểu và độ axít tổng số dẫn đến hình thành sỏi (thường là sỏi canxi phốt phát)

(2) Sỏi axít uríc (khoảng 10% trường hợp sỏi): Nếu làm lượng axít trong nước tiểu cao hay axít được bài tiết quá nhiều, axít uríc có thể không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến hình thành sỏi. Dạng sỏi này hay gặp ở nam giới.

(3) Sỏi struvitecòn được gọi là sỏi truyền nhiễm do được hình thành khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm (ví dụ viêm bàng quang) dẫn đến làm mất cân bằng các thành phần trong nước tiểu. Vi khuẩn trong đường tiết niệu giải phóng các chất hóa học trung hòa bớt axít trong nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và là điểu kiện cho sỏi hình thành.

Phụ nữ bị loại sỏi này nhiều hơn nam giới do đường tiết niệu hay bị viêm nhiễm hơn. Sỏi loại này thường có hình dạng lởm chởm, sắc cạnh và có dạng "sừng nai" và phát triển rất nhanh.

(4) Sỏi cystin: cystin là một axít amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số người có hàm lượng cystin trong nước tiểu cao dẫn đến hiện hình thành sỏi. Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.

Những người sống gần vùng "nước mềm", người có anh chị em ruột mắc bệnh sỏi thận thường có nguy cơ mắc cao hơn. Theo lứa tuổi, sỏi thận hay gặp trong khoảng từ 30 đến 45 tuổi và giảm dần sau tuổi 50. Viện y học quốc gia Mỹ ước tính cứ 10 người thì một người có hiện tượng hình thành sỏi thận. Tỷ lệ người mắc sỏi thận chiếm hoặc bệnh liên quan đến sỏi thận chiếm từ 7-10% số bệnh nhân nhập viện.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận như uống không đủ nước, mất nước do các nguyên nhân khác nhau, thiểu niệu, tăng nồng độ canxi, oxalate, axit uric hay giảm nồng độ citrate trong nước tiểu… Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự lưu thông của đường dẫn niệu (như tắc niệu quản, tắc niệu đạo do bệnh lý hay di truyền) đều làm tăng nguy cơ sỏi thận.

+ Những yếu tố hóa học:

Canxi (tăng canxi)

Cystine (cystine trong nước tiểu, do di truyền)

Oxalate (tăng oxalate)

Axit uric (tăng axit uric trong nước tiểu)

Natri (tăng natri trong nước tiểu)

Nồng độ citrate thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm citrate trong nước tiểu (hypocitrauria)

Những yếu tố bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận:

  • Hư thận bẩm sinh làm tăng nguy cơ mất canxi và dễ dẫn đến hình thành sỏi (thận tủy xốp, medullary sponge kidney)
  • Hormon cận giáp cao quá mức làm mât canxi (cường cận giáp)
  • Bệnh Gout (do tăng axit uric tromg máu)
  • Tăng huyết áp (hypertension)
  • Viêm đại tràng dẫn đến tiêu chảy mãn, mất nước và mất cân bằng điện giải (colitis)
  • Thận không có khả năng bài tiết axit (renal tubular acidosis) và thường do yếu tố di truyền
  • Do bệnh lý đường tiêu hóa gây tiêu chảy, mất nước và chứng giảm citrate (Crohn s disease)
  • Viêm khớp
  • Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng của thận
  • Khẩu phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sỏi và diễn biến bệnh lý đặc biệt với những người đã từng mắc sỏi thận. Khẩu phần gồm các thức ăn chứa nhiều natri, chất béo, thịt, đường và ít chất xơ, protein thực vật, tinh bột làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bệnh có thể tái phát ở những bệnh nhân mẫn cảm với các chất hóa học sinh ra từ quá trình tiêu hóa protein có nguồn gốc động vật và những bệnh nhân dung quá nhiều thịt trong khẩu phần.
  • Liều cao vitamin C (trên 500mg một ngày) có thể dẫn đến hiện tượng tăng oxalate trong nước tiểu (hyperoxauria) và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Oxalat được tìm thấy trong các loại rau, đậu xanh, cà chua, lạc (đậu phộng), sôcôla, chè.

Những sỏi thận nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể nằm trong thận hoặc di chuyển xuống đường dẫn niệu mà không gây đau. Nếu sỏi nằm lại trong niệu quản sẽ kích thích và gây đau (kích thích đau không phụ thuộc vào kích thước của sỏi) và có chiều hướng đau lan truyền từ vùng thắt lưng ra hai bên.

Sỏi có kích thước nhỏ (dưới 4mm) có thể theo nước tiểu ra ngoài. Sỏi có kích thước từ 8mm thường phải can thiệp.

Những triệu chứng khác của sỏi thận:

Tiểu ra máu (máu trong nước tiểu hematuria)

Tăng số lần đi tiểu (đái rắt)

Buồn nôn

Đau buốt khi đi tiểu

Đau khi chạm vào vùng thận

Nhiễm trùng đường tiểu

0