25/05/2017, 11:30

Soạn văn bài: Tính từ và cụm tính từ

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Tính từ và cụm tính từ I. Đặc điểm của tính từ Câu 1: Các tính từ: a. bé; oai. b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi Câu 2: Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, … Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, … Tính từ ... ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Tính từ và cụm tính từ I. Đặc điểm của tính từ Câu 1: Các tính từ: a. bé; oai. b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi Câu 2: Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, … Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, … Tính từ ...

I. Đặc điểm của tính từ

Câu 1: Các tính từ:

a. bé; oai.

b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

Câu 2:

  • Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, …

  • Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, …

  • Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, …

  • Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, …

– Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,…

Câu 3:

– Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, …

– Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, …

– So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn. Ví dụ các cụm từ: Bông hoa tím; Cô bé ngoan ngoãn. Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp; Cô bé này rất ngoan ngoãn.

– Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.

II. Các loại tình từ

Câu 1:

  • Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai

  • Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2:

Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.

Bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

III. Cụm tính từ

Câu 1:

Câu 2:

– phụ trước: rất, vô cùng, khá …

– phụ sau: như …,

– ý nghĩa: chính là ghi nhớ SGK Ngữ văn lớp 6 trang 155

IV. Luyện tập

Câu 1: Các cụm tính từ:

a. sun sun như con đỉa

b. chần chẫn như cái đòn càn

c. bè bè như cái quạt thóc

d. sừng sững như cái cột đình

đ. tun tủn như cái chổi sể cùn

Câu 2:

  • Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.

  • Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổ sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi

  • Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.

Câu 3:

  • Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.

  • Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.

  • ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.

Câu 4:

  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)

  • Hình ảnh đầu – cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)

0