25/05/2017, 11:30

Soạn văn bài: Dấu gạch ngang

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Dấu gạch ngang I. Công dụng của dấu gạch ngang Trong mỗi trường hợp sau đây, dấu gạch ngang được dùng để: a. đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này) b. đánh dấu lời thoại trực tiếp c. ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Dấu gạch ngang I. Công dụng của dấu gạch ngang Trong mỗi trường hợp sau đây, dấu gạch ngang được dùng để: a. đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này) b. đánh dấu lời thoại trực tiếp c. đánh dấu đầu dòng trong thao tác liệt ...


I. Công dụng của dấu gạch ngang

Trong mỗi trường hợp sau đây, dấu gạch ngang được dùng để:

a. đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này)

b. đánh dấu lời thoại trực tiếp

c. đánh dấu đầu dòng trong thao tác liệt kê

d. nối các bộ phận thành cặp.

II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

Dấu gạch nối thường dùng để đánh dấu ranh giới giữa các tiếng khi phiên âm tên nước ngoài, ví dụ: Va-ren, A-lếch-xăng, A-ri-xtít,…

Dấu gạch nối không phải là dấu câu như các dấu: chấm, phẩy, chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang,… Khi viết, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.

III. Luyện tập

Câu 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu gạch ngang có công dụng

a. đánh dấu bộ phận chú giải

b. đánh dấu bộ phận chú giải

c. đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú giải

d. nối các bộ phận thành cặp

e. nối các bộ phận thành cặp

Câu 2: Các dấu gạch nối trong các ví dụ SGK dùng để đánh dấu ranh giới giữa các tiếng phiên âm tên nước ngoài.

Câu 3: Đặt câu:

a. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ – một gia đình địa chủ.

b. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, tôi ngồi cùng với Minh Hải – một học sinh của Cà Mau.

0