Soạn văn bài: Ẩn dụ
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Ẩn dụ I. Ẩn dụ là gì? Câu 1: Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Ẩn dụ I. Ẩn dụ là gì? Câu 1: Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc". Câu 2: Người ta còn nói ...
I. Ẩn dụ là gì?
Câu 1:
Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".
Câu 2:
Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.
II. Các kiểu ẩn dụ
Câu 1:
– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.
– Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
– Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
Câu 2:
Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.
Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3:
Có 4 kiểu ẩn dụ:
-
Ẩn dụ hình thức
-
Ẩn dụ cách thức
-
Ẩn dụ phẩm chất
-
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tập
Câu 1:
– Sự khác nhau giữa các cách nói:
-
Cách 1: nói theo cách bình thường
-
Cách 2: có sử dụng so sánh nên gây ấn tượng lạ
-
Cách 3: sử dụng ẩn dụ tạo lên những liên tưởng thú vị. Đây là cách diễn đạt mới, hàm súc, cô đọng, có tính hình tượng nhất.
Câu 2:
– Các hình ảnh ẩn dụ:
-
ăn quả, kẻ trồng cây
-
mực – đen, đèn – sáng
-
thuyền, bến
-
Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất)
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất)
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Câu 3: Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt: Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác)
b. Ánh nắng chảy đầy vai: Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
c. Tiếng rơi rất mỏng: Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
d.
- Trời sao xuyên qua từng kẽ lá. - Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.
Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.