25/05/2017, 11:35

Soạn văn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) Câu 1: Nội dung khái quát của bài văn: Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) Câu 1: Nội dung khái quát của bài văn: Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay ...


Câu 1: Nội dung khái quát của bài văn:

   Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2: Đoạn văn từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc" là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó:

a. Câu mở đầu: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh".

   Nhận xét: Vì sau dấu 2 chấm (:) viết thường cho nên đây là một câu dài. Đáng lẽ dấu chấm (.) ở dấu ( ) thì câu văn sẽ ngắn gọn, tổng quát hơn. Tuy nhiên đây là ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đặc biệt nó có quan hệ với câu cuối.

– Câu kết đoạn: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

b. Trình tự lập luận:

– Đoạn văn có trình tự lập luận theo kiểu: Tổng – phân – hợp

   + Câu mở đầu nêu ý khái quát (tổng).

   + Câu tiếp theo có tác dụng giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa cho câu khái quát đó (phân).

   + Câu kết thúc nâng cao thành một chân lí về lòng yêu nước (hợp).

Câu 3: Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

– Người vùng Bắc nghĩ đến:

   + Cánh rừng bên dòng sông Vi-na, thân cây mọc là là mặt nước.

   + Những đền tháp sáu hồng và tiếng "cô nàng" gọi đùa người yêu.

– Người U-crai-na:

   + Nhớ bóng thùy dương.

   + Cái bằng lặng của trưa hè.

   + Ong bay xao động.

– Người Mát-xcơ-va (nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ – dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ): nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai…

   Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.

Câu 4:

   Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: "Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

   Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U – crai – na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê – nin – grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình.

Câu 2: Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?

Gợi ý: Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,…

0