Soạn bài Xưng hô trong hội thoại lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Ở Việt Nam, trong giao tiếp việc xưng hô cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, tiếng Việt chúng ta lại vô cùng phong phú, nhiều sắc thái biểu cảm, vì vậy trong một số trường hợp các em có thể hơi khó khăn không biết phải xưng hô ...
Hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Ở Việt Nam, trong giao tiếp việc xưng hô cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, tiếng Việt chúng ta lại vô cùng phong phú, nhiều sắc thái biểu cảm, vì vậy trong một số trường hợp các em có thể hơi khó khăn không biết phải xưng hô như thế nào cho đúng. Và trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Xưng hô trong hội thoại nằm trong chương trình Ngữ Văn 9 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Câu 1: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ: “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó? Trả lời: Dùng sai từ “chúng ta” => sửa lai: chúng em, chúng tôi. Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao? Trả lời: Việc xưng chúng tôi mà không xưng tôi ở đây tác giả muốn thể hiện sự khiêm tốn. Câu 3: Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì? Trả lời: Các xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình thể hiện sự mạnh mẽ, sự quyết đoán. Xưng hô với sứ giả: ông – tôi => nói chuyện ngang hàng, dứt khoát của một cậu bé khác lạ, có thể làm điều phi thường. Câu 4: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là… Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là… - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào… Trả lời: Cách xưng hô trên của cậu học trò thể hiện sự tôn sư trọng đạo đối với người thầy của mình. Mặc dù địa vị của cậu học trò lúc này đã là danh tướng, nhưng cậu vẫn xưng hô “con – thầy” cho thấy cậu là một người có nhân cách, có lễ độ. Câu 5: Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể). Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?) Trả lời: Ở thời điểm trước 1945, nước ta vẫn còn ở chế độ phong kiến vì vậy người đứng đầu được phong làm vua và cách xưng hô là “trẫm”. Nhưng trong câu nói của Bác Hồ là xưng hô “tôi” với “đồng bào” cho thấy được sự gần gũi, không còn khoảng cách giữa người đứng đầu với nhân dân. Câu 6: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm. Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó. Trả lời:Ban đầu cách xưng hô của chị Dậu là: cháu, nhà cháu – ông => thể hiện sự nhịn nhục vì chị biết mình là kẻ thấp hèn trong xã hội. Lúc sau, chị Dậu đã thay đổi cách xưng hô thành “tôi – ông” rồi “bà – mày” => thể hiện sự bất bình, tức nước vỡ bờ. Trên đây là bài soạn Xưng hô trong hội thoại, qua bài viết này các em cần nắm được những kiến thức trọng tâm của bài: sự quan trọng của cách xưng hô trong giao tiếp, chức năng của xưng hô, cách sử dụng xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, nội dung. Hi vọng bài soạn đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) phần 2 lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọnỞ Việt Nam, trong giao tiếp việc xưng hô cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, tiếng Việt chúng ta lại vô cùng phong phú, nhiều sắc thái biểu cảm, vì vậy trong một số trường hợp các em có thể hơi khó khăn không biết phải xưng hô như thế nào cho đúng. Và trong bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Xưng hô trong hội thoại nằm trong chương trình Ngữ Văn 9 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
“Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
Trả lời:
Dùng sai từ “chúng ta” => sửa lai: chúng em, chúng tôi.
Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
Trả lời:
Việc xưng chúng tôi mà không xưng tôi ở đây tác giả muốn thể hiện sự khiêm tốn.
Câu 3: Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
Trả lời:
Các xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình thể hiện sự mạnh mẽ, sự quyết đoán.
Xưng hô với sứ giả: ông – tôi => nói chuyện ngang hàng, dứt khoát của một cậu bé khác lạ, có thể làm điều phi thường.
Câu 4: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
Trả lời:
Cách xưng hô trên của cậu học trò thể hiện sự tôn sư trọng đạo đối với người thầy của mình. Mặc dù địa vị của cậu học trò lúc này đã là danh tướng, nhưng cậu vẫn xưng hô “con – thầy” cho thấy cậu là một người có nhân cách, có lễ độ.
Câu 5: Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể). Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)
Trả lời:
Ở thời điểm trước 1945, nước ta vẫn còn ở chế độ phong kiến vì vậy người đứng đầu được phong làm vua và cách xưng hô là “trẫm”. Nhưng trong câu nói của Bác Hồ là xưng hô “tôi” với “đồng bào” cho thấy được sự gần gũi, không còn khoảng cách giữa người đứng đầu với nhân dân.
Câu 6: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm. Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai?
Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay dổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.
Trả lời:
- Ban đầu cách xưng hô của chị Dậu là: cháu, nhà cháu – ông => thể hiện sự nhịn nhục vì chị biết mình là kẻ thấp hèn trong xã hội.
- Lúc sau, chị Dậu đã thay đổi cách xưng hô thành “tôi – ông” rồi “bà – mày” => thể hiện sự bất bình, tức nước vỡ bờ.
Trên đây là bài soạn Xưng hô trong hội thoại, qua bài viết này các em cần nắm được những kiến thức trọng tâm của bài: sự quan trọng của cách xưng hô trong giao tiếp, chức năng của xưng hô, cách sử dụng xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, nội dung. Hi vọng bài soạn đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.
Xem thêm: