Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trong SGk Ngữ Văn 8 Mỗi văn bản nếu muốn có sự thành công thì cần phải có nội dung hoàn chỉnh, hay và các nghệ thuật sử dụng phải đúng đáo. Bên cạnh đó, sự thành công của của một văn bản cũng cần có các đoạn văn trong văn bản, đoạn văn là một phần ...
Hướng dẫn soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trong SGk Ngữ Văn 8 Mỗi văn bản nếu muốn có sự thành công thì cần phải có nội dung hoàn chỉnh, hay và các nghệ thuật sử dụng phải đúng đáo. Bên cạnh đó, sự thành công của của một văn bản cũng cần có các đoạn văn trong văn bản, đoạn văn là một phần rất quan trọng trong viêc hình thành nên văn bản. Và trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu Xây dựng đoạn văn trong văn bản qua bài viết do Vforum biên soạn ngắn gọn. I – THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. NGÔ TẤT TỐ VÀ TÁC PHẨM “TẮT ĐÈN” Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),... Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam đương thời. Tắt đèn đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung hãn, đểu cáng. Chúng mỗi tên mỗi vẻ nhưng tất cả đều không có tính người. Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng một người phụ nữ nông dân sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Tài năng tiểu thuyết của Ngô Tất Tố được thể hiện rất rõ trong việc khắc hoạ nổi bật các nhân vật tiêu biểu cho các hạng người khác nhau ở nông thôn, tất cả đều chân thực, sinh động. (Theo Nguyễn Hoành Khung) Câu hỏi: 1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? 2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? 3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn. Trả lời: 1. Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành 2 đoạn văn. 2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn là: thụt đầu dòng, viết hoa đầu dòng, ngắt câu cuối đoạn,…. 3. Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn.( ghi nhớ sách giáo khoa) II – TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: a) Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề). b) Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn? c) Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản? trả lời: Các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn: "Ngô Tất Tố", "Ông là…", "nhà văn", "Tác phẩm chính của ông". Câu then chốt của đoạn văn là: "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố." đây là câu then chốt vì nó ngắn gọn và nêu đầy đủ chủ đề của cả đoạn. Ghi nhớ sách giáo khoa. 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn a) Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên. (Gợi ý: Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?) b) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào. - Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào? - Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào? Trả lời: a) Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề và Đoạn thứ hai có câu chủ đề. b) Đoạn văn có câu chủ đề, nó nằm ở cuối đoạn Đoạn văn trình bài theo cách quy nạp Như vậy qua bài soạn Xây dựng đoạn văn trong văn bản, các em cần nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học: thế nào là đoạn văn, từ ngữ và câu trong đoạn văn và đặc biệt là cách trình bày một đoạn văn. Đó là những yếu tố khá quan trọng để hỗ trợ cho các em trong việc viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em. Hẹn gặp lại trong các bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Lựa chọn trật tự từ lớp 8 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trong SGk Ngữ Văn 8Mỗi văn bản nếu muốn có sự thành công thì cần phải có nội dung hoàn chỉnh, hay và các nghệ thuật sử dụng phải đúng đáo. Bên cạnh đó, sự thành công của của một văn bản cũng cần có các đoạn văn trong văn bản, đoạn văn là một phần rất quan trọng trong viêc hình thành nên văn bản. Và trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu Xây dựng đoạn văn trong văn bản qua bài viết do Vforum biên soạn ngắn gọn.
I – THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
NGÔ TẤT TỐ VÀ TÁC PHẨM “TẮT ĐÈN”
Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),...
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam đương thời. Tắt đèn đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung hãn, đểu cáng. Chúng mỗi tên mỗi vẻ nhưng tất cả đều không có tính người. Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng một người phụ nữ nông dân sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Tài năng tiểu thuyết của Ngô Tất Tố được thể hiện rất rõ trong việc khắc hoạ nổi bật các nhân vật tiêu biểu cho các hạng người khác nhau ở nông thôn, tất cả đều chân thực, sinh động.
(Theo Nguyễn Hoành Khung)
Câu hỏi:
1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn.
Trả lời:
1. Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành 2 đoạn văn.
2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn là: thụt đầu dòng, viết hoa đầu dòng, ngắt câu cuối đoạn,….
3. Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn.( ghi nhớ sách giáo khoa)
II – TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
a) Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề).
b) Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
c) Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
trả lời:
- Các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn: "Ngô Tất Tố", "Ông là…", "nhà văn", "Tác phẩm chính của ông".
- Câu then chốt của đoạn văn là: "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố." đây là câu then chốt vì nó ngắn gọn và nêu đầy đủ chủ đề của cả đoạn.
- Ghi nhớ sách giáo khoa.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a) Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.
(Gợi ý: Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?)
b) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
a) Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề và Đoạn thứ hai có câu chủ đề.
b)
- Đoạn văn có câu chủ đề, nó nằm ở cuối đoạn
- Đoạn văn trình bài theo cách quy nạp
Như vậy qua bài soạn Xây dựng đoạn văn trong văn bản, các em cần nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học: thế nào là đoạn văn, từ ngữ và câu trong đoạn văn và đặc biệt là cách trình bày một đoạn văn. Đó là những yếu tố khá quan trọng để hỗ trợ cho các em trong việc viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em. Hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Xem thêm: