28/05/2017, 20:34

Soạn bài Tức nước vỡ bờ Trích Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Soan bai Tuc nuoc vo bo cua Ngo Tat To – Soạn bài Tức nước vỡ bờ Trích Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố Câu 1: Hình ảnh tên cai lệ Như chúng ta đã biết, cai lệ là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở nông thôn trong thời kỳ trước cách mạng, thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực ...

Soan bai Tuc nuoc vo bo cua Ngo Tat To – Soạn bài Tức nước vỡ bờ Trích Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố Câu 1: Hình ảnh tên cai lệ Như chúng ta đã biết, cai lệ là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở nông thôn trong thời kỳ trước cách mạng, thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực để đàn áp người dân theo lệnh của chính quyền. Hình ảnh tên cai lệ trong tác phẩm hiện lên một cách hống hách và ác độc. Nó gõ đầu roi xuống đất, cai lệ hét bằng ...


Câu 1: Hình ảnh tên cai lệ
Như chúng ta đã biết, cai lệ là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở nông thôn trong thời kỳ trước cách mạng, thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực để đàn áp người dân theo lệnh của chính quyền.
Hình ảnh tên cai lệ trong tác phẩm hiện lên một cách hống hách và ác độc.


Nó gõ đầu roi xuống đất, cai lệ hét bằng giọng khàn khàn, trợn ngược hai mắt lên và quát, vừa nói vừa đánh.
Qua những chi tiết trên cho thấy bọn cai lệ là những con người tàn bạo, không có tính người là bản chất của nó. Tên cai lệ mang tính cách dã thú. Đó là một biểu hiện rõ nét nhất của bọn thực dân phong kiến đương thời.


Câu 2: Hình ảnh chị Dậu khi bọn tay sai xông đến nhà.
Thực tế câu chuyện cho thấy, anh Dậu – chồng chị Dậu bị ốm nặng, cùm kẹp, bị trói, bị đánh. Chị Dậu phải bán con, ổ chó để nộp sưu thuế. Cứ tưởng là đủ rồi, nào ngờ bọn vô nhân tính này lại bắt đóng sưu cho người đã chết, là em chồng của chị Dậu. Bọn này mang anh về như một xác chết, chị Dậu đứng trước những tình thế vô cùng khó xử.

soan bai tuc nuoc vo bo cua ngo tat to


Câu 3: Diễn biến tâm lý và hành động của chị Dậu
Diễn biến tâm lý của chị Dậu được tác giả miêu tả một cách chi tiết và độc đáo nhất. Trước hết, chúng ta có thể thấy thông qua cách xưng hô của chị trong từng giai đoạn. Ban đầu là ông – cháu, sau đó là tôi – ông, và cuối cùng là mày – bà. Thông qua cách xưng hô, chúng ta có thể một phần hiểu được diễn biến tâm trạng của chị Dậu, đó là một sự “tức nước vỡ bờ”.


Ban đầu, chị cố nhùn nhường, lễ phép để mong bọn cai lệ có thể khất cho chị một vài ngày, nhưng bọn này nhất quyết không chịu, đánh đập chồng chị. Sau đó không chịu đựng được nữa, chị đã vùng lên và chống trả lại bọn cai lệ ngang tàn, hống hách.
Nhờ đâu, chị Dậu có thể có được sức mạnh như vậy. Đó là sức mạnh của lòng căm hơn mà cũng là sức mạnh của lòng yêu thương. Chị Dậu là một người vị tha, nhẫn nhục những mạnh mẽ và một tinh thần phản kháng tiềm tàng.


Câu 4: Nhan đề của đoạn trích
Nhà văn đã cảm nhận được thông qua từng chi tiết đắt giá mà mình đã gửi đến bạn đọc. Sức mạnh không lường của việc tức nước đó là vỡ bờ. Khi còn người ta vượt quá sức chịu đựng, giới hạn của bản thân thì sẽ đứng lên đấu tránh để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: “Ngô Tất Tố với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn”.


Câu 5: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích
Tác giả Ngô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và nhân vật. Nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động cũng thật tài tình, sinh động. Cách diễn đạt của tác giả theo hướng tăng tiến cùng hòa lẫn với hành động của nhân vật. Nhân vật thì được khắc họa chân thật, rõ nét, thể hiện diễn biến tâm lý của nhân vật chị Dậu.

 

 

0