01/06/2017, 11:02

Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyên nghĩa của từ

Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyên nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa. 1. Đọc « Những cái chân » 2. Chân. (1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (què chân, nhắm mắt đưa chân). (2) Chân con ...

Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyên nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa. 1. Đọc « Những cái chân » 2. Chân. (1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (què chân, nhắm mắt đưa chân). (2) Chân con người được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (kế chân người khác) (3) Một phần tư (1/4) con vật có 4 chân khi ...

I. Từ nhiều nghĩa.

1. Đọc « Những cái chân »

2. Chân.

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (què chân, nhắm mắt đưa chân).

(2) Chân con người được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (kế chân người khác)

(3) Một phần tư (1/4) con vật có 4 chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt.

(4) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng (chân bàn).

(5) Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám sát vào mặt nền (chân núi).

(6) Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây (theo Từ điển tiếng Việt 1992).

3. Ví dụ từ « ăn » có 13 nghĩa (theo « Từ điển… » trang 26, 27).

- Người có 7 nghĩa.

- Nhà có 8 nghĩa.

4. Từ một nghĩa như : ghi đông, kẽm, ổi, táo…

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

1. Tất cả các nghĩa của từ « chân » đều có nghĩa cơ sở ở nghĩa 1.

2. Từ ơ trong một câu cụ thể thường chỉ có một nghĩa nhất định.

3. Trong bài thơ « Những cái chân », từ chân được dùng với nghĩa 1.

III. Luyện tập.

Câu 1.

(1) Tay : tay nghề, tay búa, tay đòn, tay chơi….

(2) Mặt: mặt giận, mặt bàn, mặt nội dung, mặt ác…

(3) Mắt: mắt tre, mắt lưới, mắt xích, mắt lươn…

Câu 2. 

- Cánh hoa -> cánh tay

- Cuống lá -> cuống phổi

- Bắp chuối -> bắp tay

- Cùi thơm (dứa) -> cùi chỏ

- Mép lá -> mồm mép.

Câu 3.

a. Cái quạt -> quạt bếp

b. Đang cân bánh -> một cân bánh

Câu 4. 

a. Bụng: (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.  (2) lòng dạ.

b.

- Ấm bụng: nghĩa gốc.

- Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ)

- Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

0