Soạn bài sóng
Soạn bài sóng của Xuân Quỳnh I. Tìm hiểu tiểu dẫn BT 1. Đọc mục Tiểu dẫn và cho biết những điểm cơ bản về tác giả và tác phẩm. Gợi ý 1. Tác giả - Tên đầy đủ là : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Tây ; nguyên là diễn viên múa Đoàn Văn công Trung ương, sau làm ...
Soạn bài sóng của Xuân Quỳnh I. Tìm hiểu tiểu dẫn BT 1. Đọc mục Tiểu dẫn và cho biết những điểm cơ bản về tác giả và tác phẩm. Gợi ý 1. Tác giả - Tên đầy đủ là : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Tây ; nguyên là diễn viên múa Đoàn Văn công Trung ương, sau làm biên tập viên báo Văn nghệ, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II. Chị qua đời trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi sự sống của cả gia đình chị. 2. ...
của Xuân Quỳnh
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
BT 1. Đọc mục Tiểu dẫn và cho biết những điểm cơ bản về tác giả và tác phẩm.
Gợi ý
1. Tác giả
- Tên đầy đủ là : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Tây ; nguyên là diễn viên múa Đoàn Văn công Trung ương, sau làm biên tập viên báo Văn nghệ, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II. Chị qua đời trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi sự sống của cả gia đình chị.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính gồm các tập thơ : Tơ tằm – Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng (1982), Hoa cỏ may (1989), Tự hát (1984)…
- Nét tiêu biểu :
+ Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Thơ chị thể hiện tâm hồn một người phụ nữ nhiều trắc ẩn.
+ Nhưng tâm hồn ấy vẫn hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm.
+ Đặc biệt, thơ Xuân Quỳnh thể hiện sự da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường :
Em trở về dúng nghĩa trái time m
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Sẽ ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Tự hát)
- Sóng là bài thơ tình tiêu biểu, được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền. Bài thơ rút từ tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. Đọc – hiểu văn bản
BT 1. Anh/chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu bài thơ ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào ?
Gợi ý
Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi :
- Câu thơ ngắn, đều (5 chữ).
- Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển :
Dữ dội / và êm dịu (2/3)
Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)
Sông / không hiểu nổi mình (1/4)
Sóng / tìm ra tận bể (1/4).
- Vần thơ : vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.
BT 2. Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liền kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hinh tượng này.
Gợi ý
Phân tích hình ảnh sóng trong bài thơ này, cần lưu ý hai khía cạnh :
- Hình ảnh sóng hiện thực : những chi tiết về sóng sở dĩ sinh động nhờ chất hiện thực của nó.
- Giá trị tượng trưng của các chi tiết về sóng : được khai thác để diễn tả tình cảm, tâm hồn người con gái đang yêu.
BT 3. Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào ? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.
Gợi ý
- Giữa sóng và em có quan hệ tương đồng, vì các chi tiết về sóng chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em’’.
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc : cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát sóng biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng như sóng biển, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành cong sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu’’. Đấy là kết cấu của một bài thơ trữ tình khó phân thành đoạn rõ ràng.
- Tuy nhiên, nét cần phải chia thành các đoạn, có thể chia như sau :
+ Đoạn 1 : 4 câu đầu (Ngẫu hứng về con sóng và tình yêu)
+ Đoạn 2 : Khổ 2, 3 (Lí do, nguyên cớ của cảm hứng về sóng biển và tình yêu).
+ Đoạn 3 : Từ khổ 5 đến khổ 8 (Nối tiếp cảm hứng về tình yêu và sóng biển – Những biểu hiện muôn vẻ của sóng biển – tình yêu và khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong việc chinh phục tình yêu).
+ Đoạn 4 : Khổ cuối (Kết thúc bài thơ bằng ước vọng tình yêu vĩnh hằng).
- Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Sự tương đồng đó là :
+ Đa dạng, muôn hình muôn vẻ :
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ’’
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước…’’
+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa :
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau ?
+ Mãnh liệt, sâu sắc :
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể’’
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức’’.
+ Thủy chung
“Dẫu xuôi về phương bắc…
… Hướng về anh – một phương’’.
BT 4. Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh, chị, tâm hồn đó có những đặc điểm gì?
Gợi ý
Dựa trên sự phân tích trên đây, HS có thể chỉ ra những đặc điểm trong tâm hồn người con gái đang yêu, cũng là tâm hồn của thi sĩ Xuân Quỳnh trong tình yêu. VD: mãnh liệt, trong sáng, thủy chung…
III. Luyện tập
BT 1. Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.
Gợi ý
Một số bài thơ viết về biển, có liên hệ đến tình yêu.
- Biển (Xuân Diệu)
- Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)
- Một số câu thơ trong bài Hai nửa vừng trăng của Hoàng Hữu.
…
BT 2. Anh/chị quan niệm thế nào là một tình yêu chân chính?
Gợi ý
Bài này HS tự làm. Cần dựa trên cảm xúc của bài thơ để phát biểu suy nghĩ, biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình. Giải thích lí do.