01/06/2017, 11:02

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí I. Rèn luyện kĩ năng Đề văn: Hãy viết bài nghị luận để được trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Một khúc ca) 1. Phân tích đề và tìm ý 1.1. Đặt vấn đề Lẽ sống và lối sống đẹp của con người. Sống đẹp là sống có văn hóa, ...

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí I. Rèn luyện kĩ năng Đề văn: Hãy viết bài nghị luận để được trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Một khúc ca) 1. Phân tích đề và tìm ý 1.1. Đặt vấn đề Lẽ sống và lối sống đẹp của con người. Sống đẹp là sống có văn hóa, biết cống hiến; là sống giàu tình thương và lòng nhân ái; không ích kỉ, hẹp hòi; biết giúp đỡ lẫn nhau; biết phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn… 1.2. Các luận ...

I. Rèn luyện kĩ năng

Đề văn: Hãy viết bài nghị luận để được trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Một khúc ca)

1. Phân tích đề và tìm ý

1.1. Đặt vấn đề

Lẽ sống và lối sống đẹp của con người.

Sống đẹp là sống có văn hóa, biết cống hiến; là sống giàu tình thương và lòng nhân ái; không ích kỉ, hẹp hòi; biết giúp đỡ lẫn nhau; biết phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn…

1.2. Các luận điểm

- Khái niệm sống đẹp

- Nội dung sống đẹp

- Những quan niệm khác nhau về sống đẹp

- Thái độ của chúng ta đối với vấn đề trên.

1.3. Các thao tác lập luận cần sử dung

- Bình luận (đây là thao tác chính), giải thích, chứng minh và phân tích.

- Tư liệu làm nguồn dẫn chứng: các vấn đề trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và chiến đấu.

1.4. Nhận xét

- Vấn đề trọng tậm: bàn về lẽ sống

- Thao tác lập luận chính: bình luận.

2. Lập dàn ý

- Các yêu cầu về lập dàn ý đã được SGK hướng dẫn cụ thể, chi tiết bằng một hệ thống câu hỏi. Theo trình tự các câu hỏi, các em có thể lập một dàn ý dựa tren những ý trong phần tìm hiểu đề. Lưu ý có một số điểm sau đây trong bài văn:

- Bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo đức nhằm trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình để thuyết phục người khác, đồng thời tự mình nâng cao nhận thực, rèn luyện phẩm chất theo vấn đề mình đang nghị luận.

- Bài nghị luận kiểu này thường có một số nội dung: 

+ Giới thiệu, trình bày, giải thích rõ vấn đề tư tưởng, đạo đức cần nghị luận.

+ Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại của vấn đề đang xem xét đối với cuộc sống.

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học trọng tư tưởng, đạo đức và hành động.

- Khi làm bài, cần chú ý sự trao đổi mang tính chất hai chiều: đúng – sai, phải – trái, công nhận – bác bỏ. Tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng. Văn nghệ luận không chỉ thuyết phục, hấp dẫn bằng lí lẽ mà còn có ở sự truyền cảm của một trái tim yêu, ghét rõ ràng, phân minh.

II. Luyện tập

1. Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và thực hiện các yêu cầu

Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là “văn hóa của con người”. Do vậy, có thể đặt tên cho văn bản là Bàn về văn hóa của con người.

Tác giả sử dụng các thao tác lập luận như phân tích, so sánh, bình luận.

Cách diễn đạt trong sáng, dứt khoát, cuốn hút sự chú ý của người đọc (xem đoạn đầu văn bản).

2. Thực hiện đề văn nghị luận về câu nói của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi.

Có thể tiến hành theo 3 gợi ý trong SGK, hoặc bàn luậ theo các ý trong câu nói của Lép Tôn-xtôi.

- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường

- Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định

- Không có phương hướng thì không có cuộc sống.

0