Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I SBT Ngữ Văn 9 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 136 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. "Mục đích chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và tự sự kết hợp với nghị luận là nhằm làm nổi bật các yếu tố nội tâm và nghị luận." Nhận xét trên đúng hay sai ? ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 136 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. "Mục đích chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và tự sự kết hợp với nghị luận là nhằm làm nổi bật các yếu tố nội tâm và nghị luận." Nhận xét trên đúng hay sai ?
1. Mục đích chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và tự sự kết hợp với nghị luận là nhằm làm nổi bật các yếu tố nội tâm và nghị luận.
Nhận xét trên đúng hay sai ?
Trả lời:
Khi dùng một phương thức biểu đạt chính kết hợp với các yếu tố biểu đạt khác, thì các yếu tố kết hợp phải giúp làm nổi bật cho phương thức biểu đạt chính.
2. Đối chiếu bài viết của em với các yêu cầu của đề bài đã làm, từ đó phân tích và tự đánh giá trên các mặt sau :
- Bài viết có đủ ba phần không ? Thiếu phần nào ? Phần nào làm chưa tốt ? Tại sao ?
- Bài viết kể chuyện gì ? Nhân vật, sự việc và quá trình diễn biến của câu chuyện có sinh động không ?
- Những yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận đã được vận dụng vào chỗ nào, có tự nhiên và phù hợp không ? Những yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ấy đã làm cho bài văn thêm sinh động và sâu sắc như thế nào ? Nếu không có các yếu tố ấy thì câu chuyện được kể có ảnh hưởng gì không ?
3. Xem lại bài viết đã được trả, đọc kĩ và thống kê các lỗi bài mình mắc phải :
- Lỗi về bố cục
- Lỗi về diễn đạt, dùng từ
- Lỗi về chính tả, chấm câu (ngữ pháp)
- Lỗi về thiếu ý, thừa ý (trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)
4. Bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trong Ngữ văn 9, tập một, nêu lên các nội dung lớn nào ? Lập dàn ý khái quát cho bài học đó.
Trả lời:
Bài học này trong SGK nêu lên hai nội dung lớn (hai mục lớn) :
- Những nội dung cơ bản cần chú ý ;
- Cách ôn tập và hướng kiểm tra, đánh giá.
Mỗi mục lớn lại có các nội dung nhỏ hơn, cần xem lại và lập dàn ý theo yêu cầu của bài tập này. Dàn ý khái quát là dàn ý chỉ cần nêu các ý ở cấp độ sau các mục lớn đã nêu.
5. Từ bài viết kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, liên hệ với các bài kiểm tra tổng hợp trước đó, rút ra những điểm cần lưu ý về nội dung và phương pháp làm phần câu hỏi trắc nghiệm và phần câu hỏi tự luận.
Sachbaitap.com