Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt SBT Ngữ Văn 9 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 trang 113 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Tại sao khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi : hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấy, đây - đấy ? ...
Giải câu 1, 2, 3 trang 113 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Tại sao khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi : hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấy, đây - đấy ?
I - CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Bài tập 2, trang 190, SGK.
Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.
Trả lời:
Đây là bài tập sáng tạo. Em cần dựa vào kiến thức về các phương châm hội thoại và một số ví dụ về vận dụng phương châm hội thoại để tìm và kể lại tình huống giao tiếp phù hợp với yêu cầu của bài tập.
II - XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
1. Bài tập 2, trang 190, SGK.
Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Cách chị Dậu xưng hô với cai lệ lúc chị van nài hắn tha cho chồng mình là một biểu hiện cụ thể của phương châm "xưng khiêm, hô tôn".
2. Bài tập 3, trang 190, SGK.
Thảo luận vấn đề : Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
Trả lời:
Thảo luận vấn đề : Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
Cần vận dụng kiến thức đã học trong bài Xưng hô trong hội thoại để nêu ý kiến thảo luận.
III - CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Bài tập 2, trang 190 -191, SGK.
Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quan Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay ạnh không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
(Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
Trả lời:
Khi chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp thì có một số thay đổi về từ ngữ. Có thể hình dung sự thay đổi đó qua bảng đối chiếu sau đây:
|
Trong lời đối thoại |
Trong lời dẫn gián tiếp |
Từ xưng hô |
tôi (ngôi thứ nhất) tiên sinh, chúa công (ngôi thứ hai) |
|
Từ chỉ địa điểm |
đây |
|
Từ chỉ thời gian |
bây giờ |
|
2. Hãy so sánh hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp sau đây :
Cách dẫn trực tiếp : Lan nói "Hôm qua tôi không đến đây".
Cách dẫn gián tiếp : Lan nói ngày hôm trước cô ấy không đến đây.
Tại sao khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi : hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấy, đây - đấy ?
Trả lời:
Những từ hôm qua, tôi, đây là những từ đặc biệt: việc xác định đối tượng mà những từ này chỉ ra luôn luôn gắn với tình huống nói năng trực tiếp.
Trong lời dẫn trực tiếp, vì Lan là người nói nên "hôm qua" là ngày hôm trước so với thời điểm Lan nói, "tôi" chỉ Lan (người nói) và "đây" chỉ nơi Lan nói.
Trong lời dẫn gián tiếp tình huống đã thay đổi : người nói đã thay đổi (là người thực hiện việc trích dẫn), thời điểm nói đã thay đổi (là thời điểm thực hiện việc trích dẫn) và địa điểm nói đã thay đổi (là địa điểm thực hiện việc trích dẫn).
Vì thế khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi: hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấỵ, đây - đấy. Quy tắc này cũng được thấy ở các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v...
Sachbaitap.com