06/06/2017, 19:42

Soạn bài tổng kết phần tập làm văn lớp 9

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN A. YÊU CẦU - Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản, phân biệt sự khác nhau giữa chúng và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. - Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. B. GỢI Ý TRÀ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Đọc bảng ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN A. YÊU CẦU - Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản, phân biệt sự khác nhau giữa chúng và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. - Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. B. GỢI Ý TRÀ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Đọc bảng tổng kết (SGK tập 2, tr. 169) và trả lời các câu hỏi. Câu hỏi 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. Gợi ý: Tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. YÊU CẦU

- Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản, phân biệt sự khác nhau giữa chúng và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.

- Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.

B. GỢI Ý TRÀ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Đọc bảng tổng kết (SGK tập 2, tr. 169) và trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. Gợi ý: Tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên)

Gợi ý:

- Văn bản tự sự và văn bản miêu tả khác nhau: Văn bản tự sự trình bày các sự việc liên quan với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ. Văn bản miêu tả tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Vãn bản thuyết minh khác văn bản tự sự, miều tả: Văn bản thuyết minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính bổ ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng để người đọc có tri thức khách quan về chúng.

- Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, lừ đó lạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc.

- Văn bản nghị luận và vãn bản điều hành khác nhau: Văn bản nghị luận trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, con người, xã hội thông qua các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Văn bản điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí; nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau„..

Câu hỏi 2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được không? Tại sao?

Gợi ý

Các văn bản trôn không thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản đều có phương thức biểu đạt riêng.

Câu hỏi 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phôi hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.

Gợi ý

Thông thường, mỗi văn bản dược viết theo một phương thức biểu đạt chính, đồng thời sử dụng thêm các yếu tố thuộc các phương thức biểu đạt khác. Ví dụ: Trong nghị luận có miêu lả. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 4. Từ bảng trôn, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức the hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tôn các thể loại văn học đà học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thư, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Gợi ý

Các kiểu văn bản trên khác nhau vồ phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

a,b) Thơ trừ tình: phương thức biểu cảm.

Truyện thơ: phương thức tự sự hoặc biểu cảm.

Truyện ngắn, truyện dài: phương thức tự sự.

Kịch: phương thức tự sự.

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi sử dụng yếu tố nghị luận.

Câu hỏi 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

Gợi ý

Các kiểu văn bản và các thổ loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. Nhưng chúng khác nhau là:

- Kiểu văn bản là cơ sỏ của thể loại văn học, thể loại văn học là "môi trường" cho kiểu văn bản xuất hiện.

- Thể loại văn học đòi hỏi phải có cốt truyện, kiểu văn bản tự sự thì không.

Câu hỏi 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thổ loại văn học trừ tình. Cho ví dụ minh hoạ.

Gợi ý

Giống nhau: chúng đều biểu hiện cảm xúc của con người.

Khác nhau:

- Vãn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người; còn thể loại vãn học trữ tinh phải thông qua hình tượng nghệ thuật.

Câu hỏi 7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

Gợi ý

Tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Tuy nhiên, các yếu tố này không được lân át phương thức nghị luận vì đây là phương thức chủ yếu của kiểu bài nghị luận.

 

TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Câu hỏi 1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình dã học.

Gợi ý

Phần Đọc hiểu văn bản và phần Tập làm văn có môi quan hệ với nhau. Việc đọc hiểu văn bản là phần cung cấp văn bản tiêu biểu cho học sinh về loại văn bản học ở Tập làm văn. Học cách làm văn bản trong Tập làm vãn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản ở phần Đọc hiểu văn bản.

Câu hỏi 2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.

Gợi ý

Phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại,... Từ đó để phân tích cái hay, cái đẹp trong văn; giúp HS viết đúng và hay hơn trong khi làm bài làm văn.

Cậu hỏi 3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đôi với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

Gợi ý

Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng để làm các bài làm văn.

CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM

1. Văn bản thuyết minh (Câu hỏi trong SGK tập 2, tr. 171)

Gợi ý

a) Văn bân thuyết minh có đích biểu đạt: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với vấn đề thuyết minh.

b) Muốn làm được vãn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những hiểu biết về đề tài, những tư liệu liên quan.

c) Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: nêu khái niệm, đưa ra số liệu, dẫn chứng,...

d) Ngôn ngừ trong văn bản thuyết minh cần chính xác, khách quan, đơn nghĩa.

2. Văn bản tự sự (Câu hỏi trong SGK tập 2, tr. 171, 172)

Gợi ý

a) Văn bản tự sự có đích biểu dạt là thể hiện con người, cuộc sống, bày tỏ thái độ của người viết.

b) Các yêu tố tạo thành văn bản tự sự: sự kiện và con người.

c) Văn bản tự sự thương kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm nhằm tạo thuận lợi cho việc trình bày các sự kiện, con người một cách sinh động.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm: giàu hình ảnh và biểu cảm.

3. Văn bản nghị luận (Câu hỏi trong SGK tập 2, tr. 172)

Gợi ý

a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

b) Văn bản nghị luận do các yếu tcí luận điểm, luận cứ, lập luận tạo thành.

c) Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận là phải đúng đắn, hợp lí, chân thật, chặt chẽ, khoa học, có cơ sở thực tiễn và lí luận.

d, e) Dàn bài chung (xem ở bài học 22, 23).

0