Soạn bài tổng kết phần tập làm văn lớp 6
SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN TỰ SỰ 1. Văn tự sự là nội dung chủ yếu của Tập làm vãn lớp 6, kì I. Khái niệm “tự sự” chỉ một phương thức tạo lập văn bản và là một kiểu văn bản, khác với micu tả, biểu cảm... Chú ý rằng, trong chương trình Ngữ vãn hiện nay có nói đến thể loại ...
SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN TỰ SỰ 1. Văn tự sự là nội dung chủ yếu của Tập làm vãn lớp 6, kì I. Khái niệm “tự sự” chỉ một phương thức tạo lập văn bản và là một kiểu văn bản, khác với micu tả, biểu cảm... Chú ý rằng, trong chương trình Ngữ vãn hiện nay có nói đến thể loại tự sự (khác với trừ tình) khi học về các tác phẩm văn học. Văn tự sự không nằm trong hệ thông các thể loại văn học mà thuộc hệ thống các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt xét ...
SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. VĂN TỰ SỰ
1. Văn tự sự là nội dung chủ yếu của Tập làm vãn lớp 6, kì I.
Khái niệm “tự sự” chỉ một phương thức tạo lập văn bản và là một kiểu văn bản, khác với micu tả, biểu cảm...
Chú ý rằng, trong chương trình Ngữ vãn hiện nay có nói đến thể loại tự sự (khác với trừ tình) khi học về các tác phẩm văn học. Văn tự sự không nằm trong hệ thông các thể loại văn học mà thuộc hệ thống các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt xét từ góc độ Tập làm văn.
Văn tự sự bao gồm: kể chuyện, tường thuật, trần thuật (Những từ ngữ này hiện đã quen thuộc với nhiều người vì được dùng trong các chương trình Tập làm văn trước đây). Sở dĩ có cách gọi mới là do sự hội nhập giáo dục, cần có cách gọi tên sao cho tương đối thống nhất giữa chương trình của ta với chương trình các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Thuật ngữ “tự sự” tương ứng với “narration” trong tiếng Anh.
Qua các tiết học Tập làm văn ở kì I, các em sẽ nắm được khái niệm về văn tự sự, phân biệt được văn tự sự với miêu tả, biểu cảm...; hiểu được các thành tố trong văn tự sự như: nhân vật, sự việc, lời thoại, ngôi kể, lời dẫn chuyện... Các em còn phải biết cách bố cục bài viết: mở đầu, phát triển và kết thúc câu chuyện.
Ngoài ra, trong chương trình còn yêu cầu học sinh luyện nói, tức phải kể chuyện bằng ngôn ngữ nói của mình trước lớp.
Một điều cần lưu ý là, để có được bài văn tự sự hấp dẫn, học sinh giỏi không nên sa vào tình tiết, “thấy gì kể nấy” mà phải quan sát, suy ngẫm đế thấy được ý nghĩa của câu chuyện mà mình định kế lại hay thuật lại.
2. Có nhiều dạng đề văn tự sự, nhưng thường gặp đối với học sinh giỏi là:
a. Thuật lại có sáng tạo một hoạt động của mình hoặc của nhiều người, trong đó có mình (chẳng hạn: một buổi về thăm quê, một cuộc du lịch, một chuyến đi xa, một cuộc tham quan, một trận bóng đá...).
Ví dụ:
Đề 1) Em đã từng một lần cùng bạn bè hoặc bố mẹ đi xa khỏi làng quê hoặc thành phố cua mình. Em đã thấy được nhiều điều mới lạ. Hãy thuật lại chuyến đi xa đó.
Đề 2) Nhân ngày chủ nhật, mẹ cùng em về quê thăm ngoại (hoặc em cùng bố, mẹ, bạn bè... đi thăm một người thân). Hãy thuật lại cuộc đi thăm đó.
Đề 3) Lớp em vừa tổ chức buổi tham quan một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử, văn hóa trên quê hương. Hãy thuật lại cuộc tham quan đó.
v.v...
b - Kể lại có sáng tạo một câu chuyện đã nghe, đả đọc, trong hoặc ngoài chương trình.
Ví dụ:
Đề 1) Dựa vào chuyện cổ tích Thạch Sanh, hãy kế lại câu chuyện này trong vai Lí Thông.
Đề 2) Hãy thay lời nhân vật cô Tấm trong truyện Tấm Cám đế tự kể chuyện về mình trong đoạn đi dự hội.
Đề 3) Kể lại chuyện Con vịt xấu xí (đã học ở lớp 4).
v.v...
c - Kể lại một câu chuyện ngoài cuộc sống mà học sinh được chứng kiến, tham gia (được phép hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở thực tế quan sát, thể nghiệm).
Đây là loại đề khó nhất vì yêu cầu sáng tạo cao hơn.
Ví dụ:
Đề 1) Kế lại một câu chuyện về con vật mà em yêu quý.
Đề 2) Kê lại một câu chuyện về tình cảm giữa em và một người bạn.
Đề 3) Tướng tượng cuộc phiêu lưu của chú kiến và kể lại chuyện đó.
v.v...
3. Đề giúp các em viết bài văn tự sự hấp dẫn, ngoài những yêu cầu đã được học trong chương trình, chúng tôi xin được nhấn mạnh thêm một số kĩ năng và kinh nghiệm sau đây:
a- Hình dung trước toàn bộ câu chuyện.
Bất cứ với loại đề văn nào, trước khi thuật lại, kế lại, cần hình dung toàn bộ câu chuyện. Cần lưu ý các khía cạnh:
- Nội dung chủ đạo và các tình tiết chính.
- Điểm nhấn (điểm nút) của chuyện. Ý nghĩa của nó.
- Kết thúc chuyện. Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
b- Tìm cách vào bài, triển khai và kết thúc truyện.
Mỗi chuyện kế cần có cách vào bài khác nhau, nhưng cũng cần nêu được nhân vật, tình huống (hoàn cảnh) và mở hướng cho phần triển khai câu chuyện; trong phần triển khai, tất nhiên phải có các sự kiện, tình tiết, trong đó, nhân vật chính gặp phải những hoàn cảnh bất lợi và mâu thuẫn, dần dần dẫn đến kịch tính, sự căng thẳng của xung đột cần được giải quyết; kết thúc chuyện kể là cách giải quyết căng thẳng đó, nhưng phải làm bật được ý nghĩa, giá trị của toàn bộ câu chuyện.
Cho nên, mở bài, thân bài và kết bài trong văn tự sự đều có cái khó riêng cũng như sự hấp dẫn riêng của nó.
(Xem các bài làm tham khảo ở phần Phụ lục cuối sách)
c - Những điều nên làm và nên tránh
Những điều nên tránh là kế lể dông dài, chuyện kể không có chủ đích, không có ý nghĩa. Cũng phải tránh sự bắt chước, cop-py từ sách văn mẫu hoặc bài làm của bạn.
Những điều nên làm là phải trăn trở, suy nghĩ thật sâu sắc về ý nghĩa của từng câu chuyện nhỏ mà mình được chứng kiên trên đời. Phải biết nâng niu và gom góp những câu chuyện đời thường nhỏ nhặt, coi đó là thành phẩm trong nhận thức, phát hiện của bản thân mình trước cuộc đời. Có như vậy, dần dần, các em mới có được một vốn sông dày dặn và phong phú, đúng với ý nghĩa “học vãn là học làm người”.
II.VĂN MIÊU TẢ
1. Văn miêu tả được dạy ở kì 2, lớp 6. Cũng như văn tự sự, sau khi học xong phần văn miêu tả, học sinh cần nắm được khái niệm, cách làm bài văn miêu tả, rèn luyện các năng lực quan sát, tưởng tượng, nhận xét, thể nghiệm...
2. Ở lớp 6, các em được học 2 loại văn miêu tả là tả cảnh và tả người (Tiếp nối và nâng cao chương trình văn miêu tả ở bậc Tiểu học).
a. Với văn tả cảnh, các em cần lưu ý: trong tả cảnh có rất nhiều loại như tả cảnh đẹp (phong cảnh), cảnh sinh hoạt, thời tiết- khí tượng,...
Ví dụ:
Đề 1) Em hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em.
Đề 2) Hãy miêu tả dòng sông, hồ nước xinh đẹp trên quê hương hoặc tại một nơi nào mà em đã đi qua.
Đề 3) Tả cảnh một đêm trăng sáng đẹp trên quê hương hoặc một vùng quê mà em được chứng kiến.
Đề 4) Tả cảnh một trận mưa rào trên quê hương.
Đề 5) Cơn mưa miền đất lạ.
Đề 6) Tả một trận gió mùa đông Bắc dưới góc nhìn của một bạn miền Nam lần đầu tiên ra miền Bắc.
Đề 7) Cảnh quê em một ngày giáp tết.
Đề 8) Cảnh chợ ngày tết.
Đề 9) Cảnh sinh hoạt đầm ấm trong gia đình em hoặc bạn em.
Đề 10) Cảnh tượng ngày khai trường.
Với mỗi loại, học sinh đều phải dựa trên những kết quả quan sát để tái hiện lại cảnh vật với những chi tiết tiêu biểu, từ hình ảnh, âm thanh, mùi vị đến các cảm giác khác.
Bố cục bài viết có thể theo trình tự không gian (tả từ xa đến gần hay ngược lại), trình tự thời gian (biểu hiện của cảnh vật trước kia, hiện nay; hoặc nhừng gì quan sát trước tả trước, quan sát sau tả sau..).
Khi quan sát và miêu tả, cần quan tâm đến vấn đề “điểm nhìn”, “góc nhìn”. Chẳng hạn khi miêu tả ngôi trường của em, nhưng dưới góc nhìn của một học sinh cũ đã xa trường, kết quả sẽ khác hẳn với cánh miêu tả dưới góc nhìn của em.
Người ta thường nói đến góc nhìn về không gian (vị trí quan sát), góc nhìn về thời gian (thời điểm quan sát) và góc nhìn tâm lí (vị thế, tư cách, tâm trạng người quan sát)... Học sinh giỏi là người phải biết thay đổi “điểm nhìn”, sao cho cách nhìn luôn được năng động, đa dạng, nhiều chiều.
b. Với văn tả người, các em cần luư ý, có nhiều yêu cầu đối với việc tả người dựa trên các phương diện như: tả ngoại hình, tả nội tâm, tính tình, tả hoạt động...
Ví dụ:
Đề 1) Tả một người thân (ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em,...) đang làm việc.
Đề 2) Tả một thầy cô giáo mà em hằng yêu kính và biết ơn.
Đề 3) Miêu tả một bác trưởng thôn hoặc trưởng khôi phố, cán bộ phường, xã mà em có quen biết.
Đề 4) Miêu tả chú công an đang làm nhiệm vụ.
Đề 5) Miêu tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Đề 6) Tâm trạng của một người bạn khi bị điểm kém.
Đề 7) Miêu tả một người bạn trong lớp mà em cho là khó tính nhât.
Đề 8) Miêu tả những hành động, lời nói thể hiện niềm vui của bố, mẹ hoặc một người thân trong gia đình khi thấy em học hành tiến bộ.
Dù miêu tả ngoại hình hay hành động thì cốt lõi là nội tâm và tính cách cũng phải ít nhiều được bộc lộ. Ví dụ, nếu tả ngoại hình thì những chi tiết như mắt, mũi, tóc tai, quần áo, điệu đi dáng đứng... đều phải gắn liền với một người cụ thể, không nên tả ai cũng giống ai. Một người mẹ vất vả, lam lũ, chắc phải có làn da sạm nắng, quần áo bạc màu và thường ướt đẫm mồ hôi; điều này khác với việc miêu tả một người mẹ phúc hậu nhưng thanh nhàn. Còn khi tả một người bạn học giỏi thì chắc rằng gương mặt bạn ấy phải sáng sủa, tác phong nhanh nhẹn... Tuy nhiên, nếu bạn nào có tài quan sát còn có thể phát hiện nhiều biểu hiện trái ngược, ẩn chứa những mâu thuẫn trong mỗi một con người, không đơn giản như những gì ta vừa nói. Cho nên, một lần nữa, ta thấy học văn là học cách quan sát, chiêm nghiệm, là học cách nhận thức cuộc sông, tìm hiểu con người...
(Có thế xem các bài văn tham khảo ở cuối sách)
III. VĂN BẢN ỨNG DỤNG
1. Văn bản ứng dụng gồm nhiều loại. Trong chương trình phổ thông, văn bản này được dạy học bao gồm: nhắn tin, lập thời gian biểu, lập danh sách lớp, viết đơn v.v...
Mục đích học văn bản nhật dụng ở lớp 6 là lặp lại những kĩ năng viết đơn, giúp học sinh quen thuộc đế vận dụng trong cuộc sống, đồng thời giới thiệu một sô kiểu văn bán nhật dụng khác để học sinh làm quen.
2. Văn bản nhật dụng, nhất là đơn từ, biên bản lâu nay ít được quan tâm trong thực tế rèn luyện kĩ năng. Điều này có nhiều lí do. Nhưng kết quả là nhiều học sinh đã không biết viết đơn từ, biên bản và các văn bản nhật dụng khác.
Cái khó khi học văn bản ứng dụng là học sinh phải nắm được quy cách, quy định có tính pháp quy (đơn từ, biên bản, báo cáo, tường trình) hay xả giao (thư từ) ; nhưng quan trọng hơn là phải biết hành văn theo những lời lẽ quy ước, vừa lịch thiệp, vừa xã giao nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực, chính xác và sản sáng chịu trách nhiệm trước nội dung của văn bản. Đây là phần được coi là nội dung chính của văn bản, mà trong thực tế, nhiều học sinh của chúng ta, khi đã trưởng thành vẫn còn rất lúng túng.
Cách học tốt nhất là mỗi học sinh phải trực tiếp tham gia viết một số văn bản, dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu pháp quy của nhà nước, các tài liệu tham khảo có uy tín hiện hành.
IV. HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : TẬP LÀM THƠ
1. Tập là thơ là một nội dung mới được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS. Như đã nói, hi vọng răng, kiểu bài này sẽ đem lại sự hứng thú cho thầy và trò trong quá trình dạy học Ngữ văn ở THCS, nhất là đối với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
ơ lớp 6, kì 2 chỉ dạy có 2 tiết tập làm thơ với nội dung học làm thơ 4 chữ, và 5 chữ.
2. Đế học tốt các bài làm thơ nói chung và các bài làm thơ ở lớp 6 nói riêng, điều quan trọng là các em cần phải biết chuẩn bị nội dung cảm xúc và suy nghĩ trong bài. Để có được những bài thơ ngày càng tiến bộ, các em cần quan tâm đến cảm hứng, cảm xúc chân thực. Muốn vậy, cần có cuộc sống nội tâm phong phú, có sự quan sát và suy ngẫm, trăn trở về các vấn đề liên quan đến cuộc sông cá nhân và cộng đồng.
Mặc dù chương trình đại trà chỉ yêu cầu các em nắm được những quy định cua luật thơ 4 chữ hay 5 chữ, nhưng với học sinh giỏi, cần phát huy đế có những bài thơ có nội dung hấp dẫn.
Có thế tham khảo 2 đoạn thơ trích dưới đây :
Khi em lên sáu Học lớp một hai Đi học hằng ngày Ba đưa, má đón.
Năm nay em lớn Vào lớp sáu rồi Ba vẫn đưa đón Như hồi lớp hai.
(Nguyễn Lan Vi, lớp 6. TP Hồ Chí Minh. Theo Phạm Minh Diệu, Dạy học Tập làm thơ ở THCS, NXB. Giáo dục, Hà Nội 2007, tr. 150)
Tôi ước là nụ hoa Nở tươi trên tay mẹ Mùa hương về se sẽ Xóa dần từng nếp nhăn.
Tôi ước là dòng sông Chảy về làng quê cũ Miền quê bao yêu dấu Với cánh buồm ước mơ.
(Hàn Thị Hà, Thanh Hóa. Sđd, tr. 152)
Những bài thơ trên đây đã có được những “mầm thơ” rất cần được trân trọng và nâng đỡ. Đó là những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của các em đối với mẹ cha trong cuộc sông hàng ngày. Và điều đáng quý là từ tình yêu bố mẹ, các em đã có những phát hiện, nhừng so sánh, những khát khao rất đẹp đè giàu lòng nhân hậu.