01/06/2017, 11:57

Soạn bài Thương người như thể thương thân

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/3) a) Tranh vẽ những cảnh gì? b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau? c) Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào? Gợi ý: a) ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/3) a) Tranh vẽ những cảnh gì? b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau? c) Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào? Gợi ý: a) Tranh vẽ những cảnh: giúp người già, người bị khuyết tật, trẻ nhỏ cứu trợ lũ lụt, thiên tai. b) Bạn gái đỡ cụ già xuống bậc thang, một bạn học sinh cõng người bạn bị ...

  SOẠN BÀI THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/3)

a) Tranh vẽ những cảnh gì?

b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau?

c) Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào?

Gợi ý:

a) Tranh vẽ những cảnh: giúp người già, người bị khuyết tật, trẻ nhỏ cứu trợ lũ lụt, thiên tai.

b) Bạn gái đỡ cụ già xuống bậc thang, một bạn học sinh cõng người bạn bị khuyết tật đi học, một chú hàng xóm bế em nhỏ vượt qua lũ lụt. Mọi người giúp đỡ nhau tránh lũ lụt, các chú bộ đội mang hàng cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai.

c) Mọi người đối với nhau như người thân, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn. 

 

2. Thảo luận đế trả lời câu hỏi:

1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào1?

(Em đọc đoạn 1, tìm những từ ngữ tả chị Nhà Trò để nói tiếp: Chị Nhà Trò được miêu tả rất yếu ớt. Thân hình chị..., người..., cánh...)

2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

(Đọc lời kể của chị Nhà Trò, chú ý dùng lời của em để diễn đạt lại.)

3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn?

(Gợi ý: Em chọn ba chi tiết đúng để trả lời:

- Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê của Nhà Trò

- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ

- Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò

- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện)

4) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích.

M: Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, người bự phấn, mặc áo thâm dài.

Gợi ý:

1) Thân hình chị bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.

2) Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận vì người mẹ đã mất của bạn ấy đã nợ phần vay lương ăn của chúng. Giờ bọn chúng còn chăng tơ ngang đường, đe dọa bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.

3) Chi tiết thứ hai, thứ ba, thứ tư.

4) Mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện 

 

3. Tìm hiểu về câu tạo của tiếng:

1) Câu tục ngữ sau có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

2) Chọn một tiếng, đánh vần tiếng đã chọn. Viết lại cách đánh vần đó.

M: Chọn tiếng bầu: bờ - âu - bâu - huyền - bầu

Quan sát kết quả đánh vần, em cho biết: tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

3) Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu.

4) Mỗi tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành?

5) Phân tích các bộ phận tạo thành của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu của câu tục ngữ, nêu nhận xét:

a. Có tiếng nào không có âm đầu?

b. Những tiếng nào có đủ ba bộ phận?

c. Mỗi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận nào?

- Tìm thêm ví dụ tiếng có đủ ba bộ phận, tiếng không có âm đầu.

Gợi ý:

1) Câu tục ngữ có 14 tiếng

2) rằng: rờ - ăng - răng - huyền - rằng

Tiếng bầu được tạo thành bởi những bộ phận: âm đầu, vần và thanh.

3)

 

 r

 ăng

 

4) Mỗi tiếng thường do âm đầu, vần và thanh tạo thành

5)

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

ơi

 

ơi

ngang

thương

th

ương

ngang

lấy

1

ấy

sắc

b

í

sắc

cùng

c

ùng

huyền

a) Tiếng ơi không có âm đầu

b) Những tiếng còn lại có đủ ba bộ phận

c) Mồi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận vần và thanh

- Ví dụ:

• học, trường, bàn

• anh, én, uống 

 

B. HOẠT ĐỘNG THƯC HÀNH

1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của 6 tiếng đầu trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích vào bảng theo mẫu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

 Tiếng

 Âm đầu 

 Vần 

 Thanh 

 nhiễu

 nh  

 iêu 

 ngã

Gợi ý:

 

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Nhiễu

nh

iêu

ngã

điều

đ

iêu

huyền

phủ

ph

u

hỏi

lấy

1

ây

sắc

giá

gi

a

sắc

gương

g

ương

ngang


 

2. Giải câu đố:

Để nguyên, lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.

(Là hai chữ gì?)

Gợi ý:

Hai chữ: sao, ao

 

3. Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (từ Một hôm đến vẫn khóc)

- Đọc thầm đoạn chính tả, viết ra giấy nháp những từ dễ viết sai.

Gợi ý: cỏ xước, tỉ tê, Nhà Trò, tảng đá cuội, thâm, chùn chùn 

 

4. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a) l hay n?

Không thế ...ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ...ịch. Đôi ...ông mày không tỉa bao giờ, mọc ...òa xòa tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

(Theo Đào Vũ)

b) an hay ang?

- Mấy chú ng... con d..'.... hàng ng... lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây,

Sếu gi... m... lạnh đang bay ng... trời.

(Theo Tố Hữu)

Chép lại các từ ngữ in đậm đã điền được vào vở.

M: lẫn, nở nang

Gợi ý:

a) lẫn, nở, lẳn, nịch, lông, lòa, làm

b) - ngan, dàn, ngang

- giang, mang, ngang 

 

5. Cùng giải câu đố (chọn a hoặc b):

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

(Là cái gì?)

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

(Là hoa gì?)

Gợi ý:

a) la bàn;

b) hoa ban

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân chơi trò nói câu có các tiếng giống nhau ở âm đầu.

M: Búp bê bằng bông biết bò.

Gợi ý:

Tôi tiến từ Tân Tạo tới Tân Túc.

Con cua cái có cẳng có càng, con cua cái cõng con cua con.

0