01/06/2017, 11:56

Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông của Guy đơ Mô-pa-xăng

Đề bài: Phân tích bài văn Bố của Xi-mông trong truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng Bài làm Những trang viết tuy chỉ là phần đẩu của một truyện ngắn đã vô cùng sinh động và cảm động. Ở đó có sự sinh động của cuộc sống - cuộc sống diễn ra y như thật, tươi tắn, hồn nhiên. Còn cảm động vì nó ...

Đề bài: Phân tích bài văn Bố của Xi-mông trong truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng Bài làm Những trang viết tuy chỉ là phần đẩu của một truyện ngắn đã vô cùng sinh động và cảm động. Ở đó có sự sinh động của cuộc sống - cuộc sống diễn ra y như thật, tươi tắn, hồn nhiên. Còn cảm động vì nó thấm thìa tình người, những đau khổ và ước mơ, những yêu thương và sẻ chia, đùm bọc. Tuy nhiên, đấy chỉ là một cái nhìn bao trùm tổng thể. Muốn phân tích nó, không có một cách nào khác hơn, ...

Đề bài: Phân tích bài văn Bố của Xi-mông trong truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng

Bài làm

Những trang viết tuy chỉ là phần đẩu của một truyện ngắn đã vô cùng sinh động và cảm động. Ở đó có sự sinh động của cuộc sống - cuộc sống diễn ra y như thật, tươi tắn, hồn nhiên. Còn cảm động vì nó thấm thìa tình người, những đau khổ và ước mơ, những yêu thương và sẻ chia, đùm bọc. Tuy nhiên, đấy chỉ là một cái nhìn bao trùm tổng thể. Muốn phân tích nó, không có một cách nào khác hơn, với một tác phẩm tự sự là đi vào nhân vật và nhất là mối quan hệ giữa các nhân vật ấy với nhau. Đây là yếu tố tạo nên tính cách và hình thành mạch văn, cốt truyện.

bo cua ximong

1. Xi-mông, đứa trẻ không cha là nhân vật trung tâm không chỉ xuất hiện thường trực với tần số cao mà có tác dụng gắn kết các nhân vật còn lại như đám học trò nghịch ngợm, bác công nhân Phi-líp, người thiếu phụ rơi vào cảnh ngộ đáng thương. Xi-mông là đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm, thông minh. Vì tự trọng em thấy việc không có cha của mình là nỗi bất hạnh lớn. Còn vì nhạy cảm và thông minh, Xi-mông bế tắc, không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc tìm đến dòng sông để kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Tất nhiên, những đặc điểm trên đây chỉ là một tính cách mới được hình thành.

Bởi vậy những ý nghĩ đến với em, nhiều khi chỉ như cơn gió. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy một chú nhái màu xanh, Xi-mông đã quên hết mọi chuyện vừa qua, cả cơn thèm ngủ lúc này. Nhu cầu nghịch ngợm trỗi dậy ở em mạnh hơn bao giờ hết. "Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền". Ở đó có cả sự xuýt xoa và sung sướng đến bật cười khi tóm được con vật và nhìn nó "cố giãy giụa thoát thân". Nỗi bất hạnh, cơn thèm ngủ bỗng chốc qua đi không để lại dấu vết. Thậm chí, em còn nhớ rộng ra, liên tưởng miên man đến những thứ đồ chơi "làm bằng những mảnh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi". Và kết thúc, không hiểu vì sao em lại nghĩ tiếp đến nhà mình, đến mẹ.

Nhận được một bàn tay tin cậy của một người đàn ông tin cậy, bác Phi-líp (lúc đầu Xi-mông chưa biết đó là ai), em thấy cần phải giãi bày nỗi niềm cay đắng xót xa với giọng điệu hờn tủi vì oan ức của mình để "người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn" thấu hiểu. Sự tin cậy ấy thật hồn nhiên khi hai bác cháu trở về như một cuộc dạo chơi vui vẻ "người lớn dắt tay đứa bé", như cha và con chẳng còn một chút gì là ưu tư phiền muộn nữa. Nhu cầu cần có một người cha ở Xi-mông mạnh mẽ đến mức chỉ cần một cái gì đó na ná như thế, hoặc tưởng tượng ra như thế, em đã hạnh phúc lắm rồi. Ảo tưởng của Xi-mông chỉ hoàn toàn biến mất khi em trở về với thực tại, một thực tại tàn nhẫn, phũ phàng qua câu nói và giọng nói của người thợ mới quen với mẹ Xi-mông: "Đây, thưa chị, tôi dắt vể trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông" (Trong trí óc tuy còn non nớt của mình : Xi-mông cảm thấy mình đâu có bị lạc vì quên đường, mà em đang đứng trước một ngã ba không biết rõ con đường tiến thoái).

Nhưng hi vọng ở em không tắt. Để giải thoát cho cảnh ngộ của mình, cũng là của mẹ (vừa hôn con vừa khẽ tuôn rơi nước mắt), một câu hỏi vụt hiện lên như một chiếc phao cứu người chết đuối lúc này là : "Bác có muốn làm bố cháu không ?" với bao tha thiết, hồi hộp, lo âu. Thời gian như ngừng lại, như nín thở. Phải đến lúc, bác Phi-líp đồng ý, đồng ý như một giao kèo, một cam đoan đồng thuận, Xi-mông mới thật yên tâm. "Thế nhé ! Bác Phi-líp, bác là bố cháu". Lần đến trường sau đó, Xi-mông đã trở thành một con người khác hẳn, đầy tự tin. Lời em nói với "thằng kia" không phải là câu nói thường tình. Đó là bao nhiêu căm hờn, uất ức bật ra. Xi-mông "quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá", những câu trả lời về bố mình là ai (dù em vì vội quên không hỏi họ của người ấy) : "Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp".

Trong ca dao Việt Nam, có một câu hài hước nhằm đả kích những ông thầy bói nói dựa ngày xưa "Số cô có mẹ có cha - Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông". Nhưng, thực tình, nó đâu phải là vô nghĩa. Bởi trong cuộc đời này còn có bao nhiêu kẻ mồ côi cha hoặc mẹ (thậm chí cả hai). Câu nói hãnh diện của Xi-mông có sức sâu xoáy vào lòng người chính là những khát khao thật giản dị, thật bình thường là được "có mẹ", "có cha" như mọi người trong thiên hạ mà thôi. Tính nhân văn ở cách nghĩ trên đây còn là ước mơ của loài người mãi mãi.

2. Bác thợ Phi-líp là điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người. Hình như, trên một phương diện nào đó, con người bình thường, vô danh này là lương tâm của nhân loại. Cuộc gặp gỡ giữa bác với Xi-mông vừa ngẫu nhiên vừa là tất nhiên, quy luật thương người như thương mình. Câu hỏi đầu tiên với đứa bé đầy tâm sự (ngồi bên dòng sông, ngồi bên cái chết) âu yếm biết bao : "Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi ?". Nhu cầu được chia sẻ, được gánh chịu, được bảo vệ đối với bác Phi-líp gần giống với một bản năng. Đó là một con người - đúng nghĩa - ở thái độ không thể thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với nỗi khổ của con người, dù con người ấy chỉ là một sinh linh bé nhỏ, và cũng vô danh như bác. Cái cách hành động của bác lúc đầu là một cách nghĩ rất đỗi ngây thơ, cốt chỉ là để an ủi và khích lộ đứa trẻ đứng lên: "Thôi nào... đừng buồn nữa, cháu ơi", "Người ta sẽ cho cháu.... một ông bố". Nhưng khi đến nhà của mẹ con Xi-mông rồi, nụ cười hồn nhiên và bao dung vì sao vụt tắt ? Làm sao có thể bỡn cợt được với một "cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình". Đó là một giới hạn mà con người giàu tướng tượng nhất cũng không thể vượt qua. Bác Phi-líp cảm thấy mình khống được phép bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà ấy. Người đàn ông từng trải đã phải bối rối như một đứa trẻ thơ, dại dột một cách thực thà trước một vấn đề quá phức tạp mà anh ta đang gặp phải và không biết xử lí ra sao. Chỉ tới khi có được một cơ hội, ấy là câu nói thơ ngây (không hàm ý sâu xa nào) của đứa trẻ, bác mới vừa trả lời được Xi-mông vừa giải thoát được chính mình. "Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh". Sau này, con người có tấm lòng nhân hậu ấy còn chia sẻ với Xi-mông, đùm bọc và che chở cho Xi-mông đúng như một người cha tốt.

3. Về nghệ thuật của đoạn văn, nên dựa vào tiêu chí nào để đánh giá ? Có thể xem nó là một tác phẩm tự sự thông thường, nhưng có lẽ, đúng hơn cần xác định : đây là truyện thiếu nhi. Viết về trẻ em và nói bằng giọng điệu trẻ em - cách nhìn và nghĩ ngây thơ nhất của loài người, ấy là đặc điểm bao trùm của nó. Về phương diện này, ta nên nghĩ đến Thời thơ ấu của Goóc-ki, những tác phẩm tự truyện của Nguyên Hồng,...  dựa trên một cái mặt bằng như thế. Theo định hướng này, Xi-mông đúng là một nhân vật trung tâm. Người mẹ đáng thương Blăng-sốt là ngôi nhà của em, còn bác Phi-líp là bầu trời của em, ngôi nhà thì quen thuộc, thân yêu, còn bầu trời là cả một không gian mênh mông hi vọng. Tâm tình - nghĩa là bao nhiêu cay đắng, buồn vui, mơ ước, cả một thế giới tâm trạng về số phận con người - quy tụ vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ ấy trong sáng như bầu trời mà bất hạnh chỉ giống như một thứ mưa bóng mây. Đứa con không có cha không phải là một định mệnh nghiệt ngã suốt đời, rồi một lúc nào đó, nó không là một ám ảnh. Nhưng hình tượng nhân vật bé bỏng mà ta vừa nói trên đây là từ con mắt của người lớn nhìn vào. Do vậy, mà có sự tiết chế và chọn lọc để vừa khắc hoạ một tính cách trẻ thơ vừa phát hiện được ở chiều sâu những quy luật khách quan của cuộc sống. Lời văn dung dị, hồn nhiên như không được đẽo gọt đi thẳng vào khả năng cảm nhận trực tiếp của người đọc, để với người đọc sẽ hình thành một loại văn bản thứ hai từ những liên tưởng, rung động về cuộc sống mà chính bản thân Iĩìlnh trải nghiệm. Một tác phẩm hay cũng như cuộc chạy tiếp sức : người viết và người đọc cứ nối tiếp nhau đi trên một con đường không biết đâu là điểm giới hạn cuối cùng.

0