Soạn bài Bênh vực kẻ yếu
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI BÊNH VỰC KẺ YẾU A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng “nhân” M: nhân tài. Gợi ý: Nhân loại, nhân dân, công nhân, nhân ái, nhân đức, nhân hậu. 5. Trao đổi, trả lời câu hỏi: 1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào'? (Đọc đoạn ...
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI BÊNH VỰC KẺ YẾU A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng “nhân” M: nhân tài. Gợi ý: Nhân loại, nhân dân, công nhân, nhân ái, nhân đức, nhân hậu. 5. Trao đổi, trả lời câu hỏi: 1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào'? (Đọc đoạn 1, nhận xét về số lượng và dáng vế bọn nhện.) 2) Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ? (- Lời lẽ: ... - Hành động: ...) 3) Dế Mèn dã ...
SOẠN BÀI BÊNH VỰC KẺ YẾU
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng “nhân”
M: nhân tài.
Gợi ý:
Nhân loại, nhân dân, công nhân, nhân ái, nhân đức, nhân hậu.
5. Trao đổi, trả lời câu hỏi:
1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào'?
(Đọc đoạn 1, nhận xét về số lượng và dáng vế bọn nhện.)
2) Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ?
(- Lời lẽ: ...
- Hành động: ...)
3) Dế Mèn dã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
4) Theo em, tên gọi nào phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn?
a. Võ sĩ
b. Tráng sĩ
c. Chiến sĩ
d. Hiệp sĩ
e. Dũng sĩ
g. Anh hùng
Gợi ý:
1) Bọn nhện dùng nhiều tơ chăng kín con đường, cho nhện gộc chắn ngang lối, bô trí nhiều nhện nấp trong các khe đá với dáng vẻ hung dữ.
2) Đề bọn nhện sợ, Dê Mèn dùng lời lè chắc nịch, dứt khoát và ra lệnh gọi nhện cầm đầu ra nói chuyện. Thấy vẻ đanh đá, nặc nô của nhện cái, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách đế thị uy sức mạnh.
3) Đê bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã phân tích tỉ mi về cục diện và tương quan lực lượng:
Bọn nhện béo mập, không đói khổ, thiếu thốn như Nhà Trò, mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời.
Bọn nhện ỷ đông đánh đập, đe dọa một người yếu ớt. Đây là một hành động bất nhân, hèn hạ, đáng xấu hổ.
4) d. Hiệp sĩ
6. Thi tìm nhanh từ ngữ:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại.
M: lòng thương người
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
M: độc ác
Gợi ý:
a) Nhân ái, bao dung, cảm thông, chia sẻ, độ lượng, giúp đỡ, tương trợ.
b) Hung ác, tàn bạo, tàn ác, ác nghiệt, hung hăng, chèn ép, bắt nạt.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Phân loại từ có tiếng nhân.
- Từng bạn trong hai nhóm đến góc học tập lấy một trong các thẻ từ nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài.
- Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong hai bảng sau:
a) Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là "người".
M: nhân dân
b) Nhóm từ có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”
M: nhân hậu
Gợi ý:
a) Nhân (người): nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b) Nhân (lòng thương người): nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
2. Đặt câu với một từ ở hoạt động 1 và viết vào vở.
Gơi ý:
Ông em là người nhân từ, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn.
3. a) Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn (Bài “Tìm chỗ ngồi”. SGK/24)
b) Viết lai các từ em chon vào vở.
Gợi ý:
Lát sau, rằng, Phải chăng, xin, băn khoăn, sao, xem.
4. Giải câu đố (chọn câu a hoặc b):
a) Để nguyên - tên một loài chim
Bò sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
(Là hai chữ gì?)
b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
(Là hai chữ gì?)
Gợi ý:
a) sáo, sao;
b) trăng, trắng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cùng người thân tìm và ghi lại các thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái.
Gợi ý:
Thương người như thể thương thân.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Lá lành đùm lá rách.