Soạn bài Thạch Sanh lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Thạch Sanh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Thạch Sanh đã vượt qua rất nhiều thử thách để nhận được một kết thúc có hậu Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tiếp về một câu truyện cổ tích cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam - đó ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Thạch Sanh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Thạch Sanh đã vượt qua rất nhiều thử thách để nhận được một kết thúc có hậu Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tiếp về một câu truyện cổ tích cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam - đó là truyện cổ tích Thạch Sanh. Đây là truyện kể về một chàng dũng sĩ có tên là Thạch Sanh võ công cao siêu, một mình đánh bại chặn tinh, tiêu diệt đại bàng, giúp giải cứu nước khỏi quân xâm lược. Truyện cổ tích Thạch Sanh với lối kể hấp dẫn, lôi cuốn, rõ ràng, truyện đã nêu lên được ý chí, tinh thần, sức mạnh, bên cạnh đó truyện cũng dạy cho chúng ta biết thêm nhiều về đạo lý , đạo đức, … Và để tìm hiểu rõ hơn, thì rong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Thạch Sanh một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Trả lời: Vì là truyện cổ tích, cho nên có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, cụ thể ở đây ta có thể thấy được sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường: - Mồ côi từ nhỏ, sống trong túp lều cũ bên dưới gốc cây đa, nghề nghiệp đốn củi. - Được thiên thần dạy cho võ nghệ và nhiều phép thần thánh. Với những chi tiết như vậy, nhân dân muốn xây dựng hình ảnh Thạch Sanh là một người nghèo khổ, nhưng lại tài giỏi, luôn làm việc thiện, giúp đỡ dân lành. Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy? Trả lời: - Những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua trước khi cưới được công chúa là: Bị người anh em kết nghĩa dụ, đánh bại chằn tinh. Hạ đại bàng và cứu công chúa. Cứu thái tử vua thủy tề khỏi tay Hồ Tinh. Đánh đuổi giặc ngoại xâm. -> lòng dũng cảm, thương người, nghĩa khí. Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này? - Thạch Sanh: hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân từ, sẵn sàng ra tay cứu đỡ người khác khi gặp hoạn nạn. - Lý Thông: mưu mô, xảo quyệt, lừa lọc, làm mọi thủ đoạn để cướp công của Thạch Sanh. Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó. Trả lời: - Với tiếng đàn, Thạch Sanh mượn nó như là lời kêu oan (vạch bộ mặt gian xảo của Lý Thông) và giúp công chúa khỏi bệnh, hơn thế nữa tiếng đàn đã làm cho quân ngoại xâm phải sợ hãi và rút quân. -> tiếng đàn như nói lên sự công lý, công bằng. - Niêu cơm như một hình ảnh ấm áp, nhân đạo. Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ Trả lời:Qua kết thúc truyện, nhân dân ta muốn khuyên nhủ rằng ở đời, làm việc tốt, việc thiện thì sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn những ai gieo điều ác thì ắt sẽ gặp kết cục thê thảm. Đa số những kết thúc có hậu với người tốt và kẻ xấu phải nhận hậu quả thê thảm rất phổ biến trong các câu truyện cổ tích ở Việt Nam. Chẳng hạn như Sọ Dừa, Tấm Cám, … Qua truyện cổ tích Thạch Sanh, các em đã có thể tự rút ra nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống phải không nào. Phải biết yêu thương lẫn nhau, không được vì chút danh lợi mà lừa lọc, bán rẻ anh em, dù không phải là ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng nói lên được tấm lòng vị tha, tinh thần nhân đạo, yêu nước, yêu dân. Trên đây là bài viết Soạn bài Thạch Sanh, hi vọng các em đã nắm được những kiến thức chủ chốt trong truyện. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau, chúc các em học tập đạt kết quả thật tốt. Xem thêm: Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Thạch Sanh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giảnChào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tiếp về một câu truyện cổ tích cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam - đó là truyện cổ tích Thạch Sanh. Đây là truyện kể về một chàng dũng sĩ có tên là Thạch Sanh võ công cao siêu, một mình đánh bại chặn tinh, tiêu diệt đại bàng, giúp giải cứu nước khỏi quân xâm lược.
Truyện cổ tích Thạch Sanh với lối kể hấp dẫn, lôi cuốn, rõ ràng, truyện đã nêu lên được ý chí, tinh thần, sức mạnh, bên cạnh đó truyện cũng dạy cho chúng ta biết thêm nhiều về đạo lý , đạo đức, … Và để tìm hiểu rõ hơn, thì rong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Thạch Sanh một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
Vì là truyện cổ tích, cho nên có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, cụ thể ở đây ta có thể thấy được sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường:
- Mồ côi từ nhỏ, sống trong túp lều cũ bên dưới gốc cây đa, nghề nghiệp đốn củi.
- Được thiên thần dạy cho võ nghệ và nhiều phép thần thánh.
Với những chi tiết như vậy, nhân dân muốn xây dựng hình ảnh Thạch Sanh là một người nghèo khổ, nhưng lại tài giỏi, luôn làm việc thiện, giúp đỡ dân lành.
Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
Trả lời:
- Những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua trước khi cưới được công chúa là:
Bị người anh em kết nghĩa dụ, đánh bại chằn tinh.
Hạ đại bàng và cứu công chúa.
Cứu thái tử vua thủy tề khỏi tay Hồ Tinh.
Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
-> lòng dũng cảm, thương người, nghĩa khí.
Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?
- Thạch Sanh: hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân từ, sẵn sàng ra tay cứu đỡ người khác khi gặp hoạn nạn.
- Lý Thông: mưu mô, xảo quyệt, lừa lọc, làm mọi thủ đoạn để cướp công của Thạch Sanh.
Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
Trả lời:
- Với tiếng đàn, Thạch Sanh mượn nó như là lời kêu oan (vạch bộ mặt gian xảo của Lý Thông) và giúp công chúa khỏi bệnh, hơn thế nữa tiếng đàn đã làm cho quân ngoại xâm phải sợ hãi và rút quân. -> tiếng đàn như nói lên sự công lý, công bằng.
- Niêu cơm như một hình ảnh ấm áp, nhân đạo.
Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ
Trả lời:
- Qua kết thúc truyện, nhân dân ta muốn khuyên nhủ rằng ở đời, làm việc tốt, việc thiện thì sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn những ai gieo điều ác thì ắt sẽ gặp kết cục thê thảm.
- Đa số những kết thúc có hậu với người tốt và kẻ xấu phải nhận hậu quả thê thảm rất phổ biến trong các câu truyện cổ tích ở Việt Nam. Chẳng hạn như Sọ Dừa, Tấm Cám, …
Qua truyện cổ tích Thạch Sanh, các em đã có thể tự rút ra nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống phải không nào. Phải biết yêu thương lẫn nhau, không được vì chút danh lợi mà lừa lọc, bán rẻ anh em, dù không phải là ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng nói lên được tấm lòng vị tha, tinh thần nhân đạo, yêu nước, yêu dân.
Trên đây là bài viết Soạn bài Thạch Sanh, hi vọng các em đã nắm được những kiến thức chủ chốt trong truyện. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau, chúc các em học tập đạt kết quả thật tốt.
Xem thêm: