Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Trong văn bản, việc giao tiếp và phương thức biểu đạt cực kỳ quan trọng. Tuy vào từng loại văn bản sẽ có giao tiếp cũng như phương thức biểu đạt khác nhau, nhằm diễn ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Trong văn bản, việc giao tiếp và phương thức biểu đạt cực kỳ quan trọng. Tuy vào từng loại văn bản sẽ có giao tiếp cũng như phương thức biểu đạt khác nhau, nhằm diễn đạt mục đích chính của loại văn bản đó. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ấy, trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Trả lời: a. Khi cần thể hiện một tâm tư tình cảm hay nguyện vọng nào đó, thì chúng ta sẽ diễn đạt bằng lời nói hoặc viết ra giấy. b. Để biểu đạt được những tâm tư, nguyện vọng đầy đủ, trọn vẹn thì trước tiên chúng ta phải thực hiện theo các bước sau:Xác định mục tiêu, mục đích của việc giao tiếp. Tạo văn bản phải đảm bảo chặt chẽ về: chủ đề, nội dung, tính liên kết, mạch lạc, … c. Câu ca dao muốn khuyên dạy chúng ta rằng: không được nản chí, phải kiên cường, giữ vững được ý chí, cố gắng để đạt được mục đích mà mình đã đề ra, và dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nào cũng không được từ bỏ. d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng cũng là một dạng văn bản. Đó là loại văn bản nói khi nó đảm bảo về: chủ đề, nội dung, câu văn mạch lạc, thống nhất, … e. Bức thư là một dạng văn bản viết, nó có chủ đề, nội dung rõ ràng mà người viết muốn gửi đến cho người nhận. f. Thiệp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối cũng đều là các dạng văn bản. Ví chúng đều có chủ đề, nội dung và mục đích nhất định, truyền tải được thông điệp mà người gửi, tác giả muốn diễn đạt. Câu 2: TT Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, … 2 Miêu tả Diễn tả về con người, sự vật, hiện tượng, … Tả con vật, tả người, tả cây, … 3 Biểu cảm Bày tỏ, biểu đạt tình cảm, cảm xúc Ca dao, thơ, … 4 Nghị luận Bàn luận, đánh giá về một đối tượng Nghị luận về các vấn đề như: tệ nạn xã hội, thói ăn chơi hiện nay của giới trẻ, … 5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất; phương pháp Thuyết minh về đồ vật, danh lam thắng cảnh, … 6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. Các giấy mời, thông báo, đơn từ, … Xem thêm: Soạn bài Từ và cấu tạo từ lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giảnTrong văn bản, việc giao tiếp và phương thức biểu đạt cực kỳ quan trọng. Tuy vào từng loại văn bản sẽ có giao tiếp cũng như phương thức biểu đạt khác nhau, nhằm diễn đạt mục đích chính của loại văn bản đó. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ấy, trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1:
Trả lời:
a. Khi cần thể hiện một tâm tư tình cảm hay nguyện vọng nào đó, thì chúng ta sẽ diễn đạt bằng lời nói hoặc viết ra giấy.
b. Để biểu đạt được những tâm tư, nguyện vọng đầy đủ, trọn vẹn thì trước tiên chúng ta phải thực hiện theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu, mục đích của việc giao tiếp.
- Tạo văn bản phải đảm bảo chặt chẽ về: chủ đề, nội dung, tính liên kết, mạch lạc, …
d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng cũng là một dạng văn bản. Đó là loại văn bản nói khi nó đảm bảo về: chủ đề, nội dung, câu văn mạch lạc, thống nhất, …
e. Bức thư là một dạng văn bản viết, nó có chủ đề, nội dung rõ ràng mà người viết muốn gửi đến cho người nhận.
f. Thiệp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối cũng đều là các dạng văn bản. Ví chúng đều có chủ đề, nội dung và mục đích nhất định, truyền tải được thông điệp mà người gửi, tác giả muốn diễn đạt.
Câu 2:
TT |
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt |
Mục đích giao tiếp |
Ví dụ |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến sự việc | Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, … |
2 | Miêu tả | Diễn tả về con người, sự vật, hiện tượng, … | Tả con vật, tả người, tả cây, … |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ, biểu đạt tình cảm, cảm xúc | Ca dao, thơ, … |
4 | Nghị luận | Bàn luận, đánh giá về một đối tượng | Nghị luận về các vấn đề như: tệ nạn xã hội, thói ăn chơi hiện nay của giới trẻ, … |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, tính chất; phương pháp | Thuyết minh về đồ vật, danh lam thắng cảnh, … |
6 | Hành chính – công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. | Các giấy mời, thông báo, đơn từ, … |
Xem thêm: