Soạn bài Thạch Sanh – Truyện cổ tích Việt Nam
Soan bai Thach Sanh – Soạn bài Thạch Sanh – Truyện cổ tích Việt Nam I Đọc hiể văn bản 1. Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường – Thái tử con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con. – Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. ...
Soan bai Thach Sanh – Soạn bài Thạch Sanh – Truyện cổ tích Việt Nam I Đọc hiể văn bản 1. Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường – Thái tử con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con. – Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. – Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm ...
– Soạn bài Thạch Sanh – Truyện cổ tích Việt Nam
I Đọc hiể văn bản
1. Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường
– Thái tử con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con.
– Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
– Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.
Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh. Nhân dân luôn có ước muốn sống trong hòa bình. Cái tốt luôn chiến thắng cái ác.
2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa .Lí Thông độc ác lừa Thạch Sanh nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu họa khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục tối.
Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp mình. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Điều đó càng thể hiện “ ở hiền gặp lành”.
3. Sự khác biệt giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
– Lí Thông: là người hèn nhát, dối trá, lừa lọc, độc ác, tham lam chỉ biết nghĩ đến mình không quan tâm người khác ra sao.
– Thạch Sanh: thông minh, thật thà, dũng cảm, tốt bụng luôn biết quan tâm đến người khác.
4. Các chi tiết thần kì là tiếng đàn và niêu cơm đất.
– Tiếng đàn
+ Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.
+ Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.
Ý nghĩa : Thể hiện tâm hồn trong sáng, nghĩa hiệp. Khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
– Niêu cơm đất:
+ Đãi hàng binh.
+ Ăn mãi không hết.
Ý nghĩa: Thể hiện sự chân tình một mạc của lòng người. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
5. Kết thúc truyện Lí Thông chết Thạch sanh sống một cuộc sống hạnh phúc. Điều này cho thấy cái thiện luôn thắng cái ác và khát vọng có một cuộc sống hòa bình của nhân dân.