02/06/2017, 11:46

Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng văn học lớp 12

Soan bai Tay Tien cua Quang Dung – Đề bài: Em hãy Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng văn học lớp 12. Bài soạn văn của cô giáo Thu Trang. 1. Tác giả. – Quang Dũng( 1921-1988) quê ở Đan Phượng Hà Tây, ông từng tham gia xuất bản nhiều bài văn và bài báo có giá trị, là một người chiến sĩ tài ...

Soan bai Tay Tien cua Quang Dung – Đề bài: Em hãy Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng văn học lớp 12. Bài soạn văn của cô giáo Thu Trang. 1. Tác giả. – Quang Dũng( 1921-1988) quê ở Đan Phượng Hà Tây, ông từng tham gia xuất bản nhiều bài văn và bài báo có giá trị, là một người chiến sĩ tài hoa. – Vừa là nhà chiến sĩ cách mạng Quang Dũng vừa là nhà thơ xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 2. Tác phẩm. – Tây tiến ...

– Đề bài: Em hãy . Bài soạn văn của cô giáo Thu Trang.

1. Tác giả.

– Quang Dũng( 1921-1988) quê ở Đan Phượng Hà Tây, ông từng tham gia xuất bản nhiều bài văn và bài báo có giá trị, là một người chiến sĩ tài hoa.
– Vừa là nhà chiến sĩ cách mạng Quang Dũng vừa là nhà thơ xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Tác phẩm.

– Tây tiến được in trong tập thơ mưa đầu ô năm 1968, tây tiến là bài thơ thể hiện đạm nét phong cách của Quang Dũng một người chiến sĩ cách mạng.
– Tây tiến là đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ  biên giới Việt Lào.

3. Bố cục.


– Chia bài làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: 14 câu thơ đầu: Nói về những cuộc hành quân vất vả của những người chiến sĩ cách mạng và khung cảnh nơi các chiến sĩ hành quân.
+ Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo, đây là đoạn thơ nói về những kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng.
+ Đoạn 3: Tiếp đến khúc độc hành: đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
+ Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với tây tiến.

4. Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân tây tiến.

–  Tây tiến là nơi để lại bao hình ảnh và cảm xúc đối với những người chiến sĩ cách mạng, những lời da diết:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Nỗi nhớ về những hình ảnh quen thuộc như sông , nhớ rừng núi, những mường lát đầy hoa, nỗi nhớ của tác giả thể hiện qua những hình ảnh rấ quen thuộc, những nỗi nhớ chơi vơi, mang một nỗi buồn man mác nó gợi lại trong kí ức của nhà thơ những hình ảnh rấ gần gũi trong những năm tháng chiến đấu. Đây chỉ còn là nỗi nhớ và những hoài niệm mà tác giả nhớ lại nơi chiến trường xưa khi mình còn là người chiến sĩ đang phục vụ tại đoàn binh tây tiến, nỗi nhớ của tác giả đã thể hiện rất sâu sắc qua những từ rất giàu cảm xúc như “ Tây tiến”, nhớ về những cánh rừng khi tập kích, nhớ những đoàn quân chân mỏi mệt đi hành quân mặt trận tất cả đều rơi vào kí ức và nay tác giả đã hồi tưởng lại, để mang những cảm xúc nhớ thương.

Hoàn cảnh chiến đấu: khó khăn gian nan, có thể lấy đi tính mạng của những người chiến sĩ bất cứ lúc nào:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đây cũng là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ ở Tây Tiến, rất hoang vu, hiểm trở nhưng rất thú vị, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng những từ ngữ để miêu tả độ cao, dốc lên khúc khuỷu, thăm thăm những từ lấy để làm tăng mức độ nguy hiểm và khó khăn trong trong chiến đấu, những người chiến sĩ đã phải vượt qua rất nhiều những an nguy những nguy hiểm để chiến đấu bảo vệ cho sự nghiệp của đất nước những người chiến sĩ đó rất kiên trì và đồng lòng để cùng nhau hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình. Những địa hình trắc trở có thể lấy đi tính mạng của những người chiến sĩ này nhưng không vì thế mà những người chiến sĩ nản chí:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Những người chiến sĩ đã phải nằm lại nơi chiến trường khắc nghiệt, gục lại súng mũ để bỏ quên cuộc đời trẻ của mình, những khó khăn vất vả những người chiến sĩ này vẫn phải vượt qua, mặc cho bom đạn đổ ra nhưng tinh thần chiến  đấu vẫn hề suy giảm. Nhưng hình ảnh bi thương mà tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều và nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước:

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Những hoạt động ở doanh trại làm cho những người chiến sĩ nhớ mong, những đêm trại đuốc hoa, những mùi nếp thơm, và những tiếng khen vang lên.. tất cả đã hòa vào nỗi nhớ của những người chiến sĩ của chúng ta, những không khí nhộn nhịp xua tan đi bao khó khăn, tạo ra những cảm giác dịu êm.

4. Những kỉ niệm của tình quân dân và cảnh sông núi Miền Tây đầy thơ mộng của tổ quốc.

– Cảnh đêm liên hoan văn nghệ, những đêm liên hoan văn nghệ nhộn nhịp tươi vui được diễn ra ở doanh trại, tác giả đã kể lại những hình ảnh quen thuộc gần gũi của những người chiến sĩ, những hình thiên nhiên hoang sơ thơ mộng cũng được tác giả đề cập đến đó là những hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc của những người lính cách mạng:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Những hình ảnh trên hiện tại chỉ còn là trong thơ ộng và nó đã trôi vào dĩ vãng, ngoảnh lại chỉ còn những dáng người, trôi theo những dòng nước mênh mông, hồn lâu ở trên khu chiến đấu vẫn đang bay cùng những làn gió nhưng những người chiến sĩ giờ chỉ còn trong kí ức nỗi nhớ đồng chí đồng đội của tác giả thật sâu sắc.
Khi về tác giả vẫn không ngừng nhớ mong tới những hình ảnh ở nơi chiến trường dù bom đạn khắc nghiệt nhưng những người chiến sĩ này đã bỏ quên đời, và hy sinh vì tổ quốc, vẫn dáng người trên độc mộc, trôi theo những dòng nước trôi mênh mang.

5. Chân dung của những người chiến sĩ cách mạng.

– Tác giả đã nói lên hiện thực do chiến tranh gây lên, những đợt mưa sốt rét rừng đã làm cho tóc của những người chiến sĩ rụng hết và cùng với những cơn sốt làm cho đẫm mồ hôi:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Những người chiến sĩ cách mạng xuất thân từ những người hà thành nhwung có chiến tranh họ vẫn ra trận chiến đấu có người đã phải nằm lại nơi chiến trường xưa bỏ quên một cuộc đời tuổi trẻ của mình, bỏ qua bao khó khăn nhọc nhằn để chiến đấu vì một nèn cách mạng độc lập tự do cho dân tộc. Ra đi chiến đấu nhưng người chiến sĩ của chúng ta đã phải bỏ lại người thân, người yêu ở nhà ra đi chiến đấu nhưng lòng vẫn luôn nhớ tới người thân của mình, những dáng kiều thơm:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Những hy sinh to lớn của những người chiến sĩ đã để lại trên trang sử vàng của dân tộc, biên cương mồ viễn xứ chết ở nơi đất khách quê người, ra đi chỉ có chiếc áo bào thay cho manh chiếu để về với đất mẹ. tác giả đã rất thành công trong việc nhân hóa và sử dụng những hình ảnh rất sinh động để nói về sự hi sinh to lớn của những người chiến sĩ

6. Đoạn kết.

– Lời thề sắc son với đất nước, và những nhớ mong về một thời chiến tranh bom đạn để bảo vệ đất nước mến yêu của dân tộc.
– Quang Dũng đã thể hiện tình cảm sâu sắc của mình qua bài thơ Tây Tiến nỗi nhớ đồng chí đồng đội và nhớ những khu chiến đấu hào hùng, để lại cho người đọc chúng ta những giây phút lịch sử hào hùng qua giọng văn của Quang Dũng đã thể hiện sâu sắc qua những từ ngữ sâu sắc và hàng loạt những biện pháp làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ.

0