02/06/2017, 11:45

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. 1. Tác giả. – Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là mạch trạch, hiệu trọng phủ, hối trai, sinh ra huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. – Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng ...

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. 1. Tác giả. – Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là mạch trạch, hiệu trọng phủ, hối trai, sinh ra huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. – Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả cuộc đời của ông đều có gắng đóng góp cho đất nước. – Vào những năm 50 Nguyễn Đình Chiểu bị mù và về quê dạy học. – Cuộc đời của nhà thơ ...

.

1. Tác giả.

– Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là mạch trạch, hiệu trọng phủ, hối trai, sinh ra huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
– Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả cuộc đời của ông đều có gắng đóng góp cho đất nước.
– Vào những năm 50 Nguyễn Đình Chiểu bị mù và về quê dạy học.
– Cuộc đời của nhà thơ là tấm gương sáng, cao đẹp cho nhân cách và nghị lực của con người tuy bị mù những những đóng góp của ông không hề nhỏ và những tác phẩm của ông đậm chất hiện thực và phê phán sâu sắc.

2. Tác Phẩm.

– Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
– Bố cục của bài văn tế gồm: 4 phần:
+ Phần 1 từ lung đầu đến vang như mỏ: đây là cơ sở bàn bạc về lẽ sống và cái chết.
+ Phần 2: Tiếp đến tàu đồng súng nổ: Đây nói về những công lao của những người chí dũng, những anh hùng đã thân vì đất nước những người chiến sĩ cần giuộc.
+ Phần 3: tiếp đến dật dờ trước ngõ: đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hy sinh vì đất nước.
+ Phần 4: Còn lại: Ca ngợi tinh thần bất diệt của những người chiến sĩ.


2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện:

– Xuất thân: Những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, “việc cuốc việc cày việc bừa tay đã làm quen”, đây là những người nông dân chất phát cần cù những lại có một lý tưởng rất cao đẹo những người chiến sĩ này đã chăm chỉ và nêu cao lý tưởng cách mạng vì đọc lập dân tộc.
– Vẻ bề ngoài chỉ là những người nông dân nhưng họ lại có những phẩm chất rất đáng ngợi khen, do hoàn cảnh nghèo đói túng thiếu những người chiến sĩ này phải chăm chỉ làm ăn và có những chiến công vang dội cho dân cho nước.
– Họ có một tấm lòng rất đáng quý dam xả thân vì đất nước tuy tay cày tay bừa nhưng khi có chiến tranh họ sẵn sàng cầm súng để chiến đấu, không một kẻ thù nào có thể đánh bại ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cần giuộc.
– Những biểu hiện của lòng câm thù giặc: bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ông khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ… đây là những biểu hiện của lòng căm thù quân giặc không có một hành đọng nào của kẻ thù mà nhân dân ta bỏ qua, muốn tới ăn gan, cắn cổ đây là những biểu hiện thẻ hiện lòng căm thù mọt cách sâu sắc.

– Công cụ chiến đấu và trang bị cá nhân của những người chiến sĩ rất thô sơ và mộc mạc, những manh áo vải, ngọn tầm vông, những lưỡi dao phay tất cả những công cụ đó rất quen thuộc đối với nhân dân thì nay nó lại trở thành những công cụ chiến đấu đắc lực của những người chiến sĩ cần giuộc, đói lập với công cụ chiến đâu của ta thì kẻ thù lại có những đạn to đạn nhỏ tàu đồng, ta thì vũ khí thô sơ, nhưng điều đó không làm cho nhân dân ta nản chí và lùi bước những hành động và những động từ mạnh được tác giả sử dụng đó là đam ngang, đâm chéo… Những hành động cao cả của những người chiến sĩ đã phán ánh được tinh thần yêu nước quật cường của những người chiến sĩ này.

3. Tiếng khóc bi thương của tác giả.

– Tác giả đau xót cho những người đã mất, những người dã hy sinh cho đất nước: những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường để lại ở nhà con thơ và những người mẹ leo đơn, tác giả đã khóc thương cho số phận của những người chiến sĩ những nỗi đau xót xa không bao giờ nguôi, nối đau này không bao giờ bi bi lụy bởi những sự hy sinh của những người chiến sĩ này rất to lớn, nó có thể để lại suy nghĩa cho bao thế hệ hôm nay và mai sau có thể biết ơn và noi theo tinh thần xả thân của những người chiến sĩ cách mạng.


4. Sức gợi cảm của bài văn chủ yếu qua:

– Hình tượng xây dựng nhân vật của tác giả, tác giả đã rất thành công trong việc kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ, những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.

– Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ dại cho cả một dân tộc, những hình ảnh về người chiến sĩ cần giuộc sẽ còn mãi trong thơ văn việt nam.

0