Soạn bài Tam đại con gà
Đề bài: Soạn bài Tam đại con gà truyện cười dân gian 1. Đối tượng gây cười – Chính là một anh học trò dốt nhưng lại thích khoe – Dốt đến mức mà một chữ bẻ đôi cũng không biết – Tuy nhiên lại thích khoe và tự cho mình là giỏi -> Đây chính là mâu thuẫn đối lập giữa cái dốt và cái ...
Đề bài: Soạn bài Tam đại con gà truyện cười dân gian 1. Đối tượng gây cười – Chính là một anh học trò dốt nhưng lại thích khoe – Dốt đến mức mà một chữ bẻ đôi cũng không biết – Tuy nhiên lại thích khoe và tự cho mình là giỏi -> Đây chính là mâu thuẫn đối lập giữa cái dốt và cái giỏi. tuy nhiên anh ta không nhận mình dốt thậm chí còn dấu cái dốt của mình đi 2. Tình huống gây cười – Tình huống gây cười là ...
Đề bài: truyện cười dân gian
1. Đối tượng gây cười
– Chính là một anh học trò dốt nhưng lại thích khoe
– Dốt đến mức mà một chữ bẻ đôi cũng không biết
– Tuy nhiên lại thích khoe và tự cho mình là giỏi
-> Đây chính là mâu thuẫn đối lập giữa cái dốt và cái giỏi. tuy nhiên anh ta không nhận mình dốt thậm chí còn dấu cái dốt của mình đi
2. Tình huống gây cười
– Tình huống gây cười là dốt nhưng lại đi dạy trẻ riêng chi tiết này đã làm cho người ta cười mỉa mai. Bản thân mình còn chưa học xong mà lại đòi đi dạy người khác quả là nực cười
– Khi dạy học học trò không hiểu chữ kê là gì thì liền hỏi thầy. Nhưng ngặt một nỗi thầy một chữ bẻ đôi không biết thì làm sao có thể giải thích được
– Bí quá anh ta liền trả lời liều và còn cũng thổ công để cầu cho đáp án đó là đúng -> thể hiện một con người đã dốt nát lại còn vẫn cứ dấu dốt, và còn mê tín dị đoan
– Anh ta đáp bằng một câu “dủ dỉ là con dù dì” chả ai hiểu gì cả
– Đến khi nhà chủ phát hiện anh ta dạy sai hỏi lại thì anh ta vẫn chống chế giải thích vô lý
-> Đến cuối cùng vẫn không hề muốn nhận mình là một tên đại dốt. kết thúc câu chuyện anh ta nói rằng “mình đã dốt thổ công nhà nó còn dốt hơn” càng gây cười. Bởi anh ta tin vào thổ công có thể phù hộ anh ta, không những thế nhận thức được bản thân mình là dốt nát nhưng lại vẫn cứ thích khoe mình nhiều chữ
3. Ý nghĩa câu chuyện
– Phê phán những người học ít nhưng lại khoe khoang nhiều, trong chẳng có gì nhưng ngoài giả tạo rằng mình là người tri thức. Đồng thời nó phê phán tật dấu dốt của một bộ phận nhân dân