Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Su dung yeu to mieu ta trong van ban thuyet minh – Đề bài: Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9. I. Kiến tức cơ bản 1. Bài văn giới thiệu về cây chuối trong đời sống Việt Nam Người viết sử dụng yếu tố miêu tả để giới thiệu về cây chuối Việt Nam: lá chuối, thân ...
Su dung yeu to mieu ta trong van ban thuyet minh – Đề bài: Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9. I. Kiến tức cơ bản 1. Bài văn giới thiệu về cây chuối trong đời sống Việt Nam Người viết sử dụng yếu tố miêu tả để giới thiệu về cây chuối Việt Nam: lá chuối, thân chuối, quả chuối, cách ăn chuối,… 2. Việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh giới thiệu về cây chuối có tác dụng giúp người đọc hình dung ...
– Đề bài: lớp 9.
I. Kiến tức cơ bản
1. Bài văn giới thiệu về cây chuối trong đời sống Việt Nam
Người viết sử dụng yếu tố miêu tả để giới thiệu về cây chuối Việt Nam: lá chuối, thân chuối, quả chuối, cách ăn chuối,…
2. Việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh giới thiệu về cây chuối có tác dụng giúp người đọc hình dung một cách cụ thể và sinh động về hình ảnh cây chuối, đó có thể là đặc điểm, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối
Ví dụ, trong văn bản, tác giả có viết:
“ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng…”
“ Nào chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn”
Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chỉ có tác dụng bổ trợ, làm tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp cho việc giới thiệu, giải thích được rõ ràng hơn.
SOAN BAI SU DUNG YEU TO MIEU TA TRONG VAN BAN THUYET MINH
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Đây là văn bản trích, không phải văn bản hoàn chỉnh cho nên không thể đặt ra tiêu chuẩn thuyết minh đầy đủ, toàn diện đối tượng đối với văn bản trích này được.
2. Chúng ta có thể bổ sung theo đặc điểm từng bộ phận của cây chuối. Ví dụ như thân chuối như thế nào, có hình dáng ra sao ….,
3. Trong đoạn văn trên, có những câu miêu tả đó là:
– Lưng ếch có màu xanh lục hay màu nâu, pha một ít chấm đen.
– Hai chi sau dài hơn hai chi trước, giữa các ngón có màng, bắp thịt nở nang. Khi nhảy, hai chân sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước vươn ra đỡ như cái nhíp.
– Đầu ếch có hình tam giác lại dẹt, ít gây trở lực khi bơi, cho nên ếch bơi rất nhanh.
– Lưỡi chia làm hai nhánh, cong về phía trong, tạo thành hình lưỡi câu.
– Khi có một con côn trùng bay qua, ếch nhảy lên một chút, cái lưỡi vươn ra, kẹp đúng con mồi rồi cho vào mồm nuốt liền.
4. Các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng làm cho văn bản thêm sinh động, giúp người đọc tiếp thu tri thức một cách chính xác và dễ dàng hơn.