Soạn bài: Các phương châm hội thoại
Đề bài: Soạn bài: Các phương châm hội thoại – Lớp 9. I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm về lượng a, Đoạn hội thoại là cuộc trò chuyện giữa hai bạn An và Ba. Nội dung câu trả lời của Ba đã không đáp ứng được câu hỏi của An. Điều mà An muốn biết không phải từ câu trả lời của Ba. b, Sở dĩ, bản ...
Đề bài: Soạn bài: Các phương châm hội thoại – Lớp 9. I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm về lượng a, Đoạn hội thoại là cuộc trò chuyện giữa hai bạn An và Ba. Nội dung câu trả lời của Ba đã không đáp ứng được câu hỏi của An. Điều mà An muốn biết không phải từ câu trả lời của Ba. b, Sở dĩ, bản thân từ “ bơi” đã cho ta biết được là bơi ở dưới nước. Điều mà An muốn biết là Ba bơi ở chỗ ở, ở đâu chứ không phải là bơi ở dưới nước. Câu trả lời của ...
Đề bài: – Lớp 9.
I. Kiến thức cơ bản
1. Phương châm về lượng
a, Đoạn hội thoại là cuộc trò chuyện giữa hai bạn An và Ba. Nội dung câu trả lời của Ba đã không đáp ứng được câu hỏi của An. Điều mà An muốn biết không phải từ câu trả lời của Ba.
b, Sở dĩ, bản thân từ “ bơi” đã cho ta biết được là bơi ở dưới nước. Điều mà An muốn biết là Ba bơi ở chỗ ở, ở đâu chứ không phải là bơi ở dưới nước. Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin để đáp ứng nhu cầu của người hỏi.
c, Chúng ta cần chú ý, khi giao tiếp phải đảm bảo đủ lượng nội dung, nếu thiếu sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn giao tiếp.
d, Nội dung gây cười ở đây là vì muốn khoe khoang nên hai anh chàng đều không trả lời vào câu hỏi của nhau, đều nói ra những nội dung không cần thiết.
e, Như vậy, trong giao tiếp, ngoài việc phải đảm bảo đủ thông tin, chúng ta cần phải chú ý đến nội dung của lời nói ( không thiếu, không thừa), lời nói phải có thông tin và phù hợp với mục đích giao tiếp.
2. Phương châm về chất
a, Vì đây là một câu chuyện cười, có tính chất lên án, phê phán. Ở câu chuyện trên, tình tiết gây cười ở chỗ lời đối đáp qua lại của hai nhân vật, đặc biệt là ở lời thoại cuối.Cái xấu bị phê phán ở đây là nói khoác loác, không đúng sự thật.
b, Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, khi nói thì nội dung phải đúng sự thật, không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp cần phải tuân thủ.
SOAN BAI CAC PHUONG CHAM HOI THOAI
II. Rèn luyện kỹ năng
Câu 1:
a, Vi phạm phương châm về lượng vì nói những điều mà ai cũng biết, lượng thông tin không đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
b, Diễn đạt thừa vì ai cũng biết loài chim thì có hai cánh.
Câu 2:
a, nói có sách, mách có chứng
b, nói dối
c, nói mò
d, nói nhăng nói cuội
e, nói trạng
Câu 3: Những câu vi phạm phương châm về chất là: b,c,d,e
Câu 4: Vi phạm phương châm về lượng vì câu trả lời đã thừa nội dung mà người hỏi cần đến.