24/05/2017, 14:14

Soạn bài Ông đồ của Vũ Đình Liên

Soan bai Ong do – Đề bài: Soạn bài Ông đồ của Vũ Đình Liên 1. Hai khổ thơ đầu tái hiện lại một thời sáng lạng của ông đồ: Mỗi dịp Tết đến xuân về, ông đồ lại xuất hiện với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ” giữa “phố đông người qua”. Công việc viết ...

Soan bai Ong do – Đề bài: Soạn bài Ông đồ của Vũ Đình Liên 1. Hai khổ thơ đầu tái hiện lại một thời sáng lạng của ông đồ: Mỗi dịp Tết đến xuân về, ông đồ lại xuất hiện với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ” giữa “phố đông người qua”. Công việc viết chữ được miêu tả “hoa tay thảo những nét”, “như phượng múa rồng bay”. Những hình ảnh được tác giả sử dụng: phượng múa rồng bay, hoa đào ...

– Đề bài:


1.    Hai  khổ thơ đầu tái hiện  lại một thời sáng lạng của ông đồ:
Mỗi dịp Tết đến xuân về, ông đồ lại xuất hiện với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ” giữa “phố đông người qua”. Công việc viết chữ được miêu tả “hoa tay thảo những nét”, “như phượng múa rồng bay”. Những hình ảnh được tác giả sử dụng: phượng múa rồng bay, hoa đào gợi nên một mùa xuân tươi đẹp đến gần


Nhưng sang đến khổ 3 và 4 có sự khác nhau tạo nên sự đối lập về hình ảnh ông đồ- người đem niềm vui đến mỗi độ xuân sang Tết đến. “Nhưng mỗi năm một vắng” bởi “người thuê viết nay đâu”. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, không có ai thuê viết, “giấy đỏ buồn không thắm, “mực đọng trong nghiên sầu”. Ông đồ vẫn ngồi đấy, bút nghiên vẫn còn đó nhưng dường như hình ảnh quen thuộc đó đã dần nhòa đi trong “bụi bay” ngoài phố. Đã không còn ai chú ý đến ông đồ, “người thuê viết nay đâu”. “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay”không chỉ tả cảnh nhạt nhòa của sự lãng quên mà còn nói lên tâm trạng của tác giả trước sự lãng quên ông đồ- hình ảnh dần bị phai mờ


2.    Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bải thơ một cách kín đáo. Hai hình ảnh đối lập được tác giả miêu tả trực tiếp và niềm thương cảm, đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với ông đồ được bộc lộ trực tiếp. Sự lãng quên đã khiến tác giả thốt lên ở cuối bài thơ:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Câu hỏi tu từ được sửu dụng ở cuối bài thơ thể hiện sự tiếc nuối, đồng cảm cho ông đồ cũng như một lớp người đã bị lãng quên và lùi về quá khứ. Nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một, quên lãng.


3.    Nét đặc sắc nghệ thuật làm nên sự thành công cũng như sức hấp dẫn của bài thơ:
•    Nghệ thuật đối lập tương phản về hình ảnh của ông đồ lúc còn thời tươi sáng và lúc bị nhạt nhòa, mai một
•    Hình ảnh sinh động, phong phú
•    Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, xót xa
•    Thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu


4.    “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”


Đoạn thơ không đơn thuần chỉ tả cảnh đường phố bụi bay, cảnh vật giấy mực thiếu sức sống. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Ông đồ buồn, cảnh vật cũng sầu theo. Nghệ thuật nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ này. Ông đồ đang dần bị lãng quên và một nét đẹp văn hóa đang bị mai một. Đây chính là sức hấp dẫn và lay động của bài thơ.

0