05/02/2018, 11:21

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như ở bài học trước, chúng ta đã được ôn tập về phần tiếng Việt gồm: cách phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và hai cách dẫn trong giao tiếp. Và bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em giải một số ...

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như ở bài học trước, chúng ta đã được ôn tập về phần tiếng Việt gồm: cách phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và hai cách dẫn trong giao tiếp. Và bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em giải một số bài tập trong bài học Kiểm tra phần tiếng Việt. Đây là bài khá quan trọng để các em củng cố lại kiến thức của mình trước khi bước vào thi cuối kì 1. Câu 1: Trả lời: Những từ láy trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. Tác dụng của các từ láy này đó là được dùng tả cảnh và tả tâm trạng nhân vật. Hai từ nao nao, nho nhỏ đã thể hiện được tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng. Còn hai từ láy Sè sè, rầu rầu là thể hiện được tâm trạng buồn rầu, lo lắng của Thúy Kiều trước số phận tài sắc vẹn toàn, nhưng bạc mệnh. Điều này báo hiệu cuộc đời nàng phía trước sẽ đầy biến động, lênh đênh. Câu 2: Trả lời: Các lời dẫn trực tiếp trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”. Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”. Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng. Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”. Cách xưng hô của hai nhân vật Mã Giám Sinh và bà mối đã thể hiện tính cách xấu xa của từng nhân vật: Mã Giám Sinh: cộc lốc, trịnh thượng. Bà mối: giả tạo. Câu 3: Trả lời: a. Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ tất cả các bà … Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia … Những từ im đậm còn lại không phải là lời dẫn mà là lời kể: Cuộc sống buồn tẻ của chúng … b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình bởi vì những suy nghĩ của nhân vật này chưa có tính chính xác, chỉ mới phỏng đoán. => phương châm hội thoại về chất. Câu 4: Trả lời: a. Hai câu thơ “Như anh với … Nam với Bắc” và “Như Đông với Tây … rừng liền” sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ở đây tác giả muốn nói rằng dù hai miền Nam và Bắc là hai vùng khác nhau nhưng có cùng mưa, cùng mây, cùng khí trời, …Hai bên dãy Trường Sơn tuy khác nhau nhưng cùng là một dải núi. b. Trong câu b sử dụng biện pháp ẩn dụ. => sự rung động của con người trước vẻ đẹp của dây đàn. c. Biện pháp nhân hóa và điệp ngữ.=> xem tre như con người, chứng minh vai trò của tre trong thời kì kháng chiến trước đây. Câu 5: Trả lời: Sợ vã mồi hôi Đẹp tuyệt vời Một chữ bẻ đôi không biết Nghĩ nát óc Ngáy như sắm Rụng rời chân tay Tiếc đứt ruột Đứt từng khúc ruột Một tấc đến trời Cười vỡ bụng Trên đây là bài soạn Kiểm tra phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, đây là những bài tập kiểm tra toàn bộ các kiến thức ở bài học ôn tập tiếng Việt lần trước các em đã được học. Hi vọng qua bài soạn trên các em đã nắm được những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt nhất. Chúc các em thành công. Xem thêm: Soạn bài Chiếc lược ngà lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn


Như ở bài học trước, chúng ta đã được ôn tập về phần tiếng Việt gồm: cách phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và hai cách dẫn trong giao tiếp. Và bài học ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em giải một số bài tập trong bài học Kiểm tra phần tiếng Việt. Đây là bài khá quan trọng để các em củng cố lại kiến thức của mình trước khi bước vào thi cuối kì 1.


Câu 1:

Trả lời:

Những từ láy trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
Tác dụng của các từ láy này đó là được dùng tả cảnh và tả tâm trạng nhân vật. Hai từ nao nao, nho nhỏ đã thể hiện được tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng. Còn hai từ láy Sè sè, rầu rầu là thể hiện được tâm trạng buồn rầu, lo lắng của Thúy Kiều trước số phận tài sắc vẹn toàn, nhưng bạc mệnh. Điều này báo hiệu cuộc đời nàng phía trước sẽ đầy biến động, lênh đênh.


Câu 2:

Trả lời:

Các lời dẫn trực tiếp trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều:
  • Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”.
  • Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
  • Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”.
  • Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng.
  • Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”.
Cách xưng hô của hai nhân vật Mã Giám Sinh và bà mối đã thể hiện tính cách xấu xa của từng nhân vật:
  • Mã Giám Sinh: cộc lốc, trịnh thượng.
  • Bà mối: giả tạo.
Câu 3:

Trả lời:

a.
  • Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ tất cả các bà …
  • Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia …
  • Những từ im đậm còn lại không phải là lời dẫn mà là lời kể: Cuộc sống buồn tẻ của chúng …
b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình bởi vì những suy nghĩ của nhân vật này chưa có tính chính xác, chỉ mới phỏng đoán. => phương châm hội thoại về chất.


Câu 4:

Trả lời:

a. Hai câu thơ “Như anh với … Nam với Bắc” và “Như Đông với Tây … rừng liền” sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ở đây tác giả muốn nói rằng dù hai miền Nam và Bắc là hai vùng khác nhau nhưng có cùng mưa, cùng mây, cùng khí trời, …Hai bên dãy Trường Sơn tuy khác nhau nhưng cùng là một dải núi.

b. Trong câu b sử dụng biện pháp ẩn dụ. => sự rung động của con người trước vẻ đẹp của dây đàn.

c. Biện pháp nhân hóa và điệp ngữ.=> xem tre như con người, chứng minh vai trò của tre trong thời kì kháng chiến trước đây.


Câu 5:

Trả lời:

  • Sợ vã mồi hôi
  • Đẹp tuyệt vời
  • Một chữ bẻ đôi không biết
  • Nghĩ nát óc
  • Ngáy như sắm
  • Rụng rời chân tay
  • Tiếc đứt ruột
  • Đứt từng khúc ruột
  • Một tấc đến trời
  • Cười vỡ bụng

Trên đây là bài soạn Kiểm tra phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9, đây là những bài tập kiểm tra toàn bộ các kiến thức ở bài học ôn tập tiếng Việt lần trước các em đã được học. Hi vọng qua bài soạn trên các em đã nắm được những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt nhất. Chúc các em thành công.


Xem thêm:
0