05/02/2018, 10:22

Soạn bài Nhân hóa lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhân hóa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Như ở bài học trước, các em đã được học về một biện pháp tu từ hay sử dụng trong văn miêu tả, đó là so sánh. Thì trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp một biện pháp mới – biện ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhân hóa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Như ở bài học trước, các em đã được học về một biện pháp tu từ hay sử dụng trong văn miêu tả, đó là so sánh. Thì trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp một biện pháp mới – biện pháp Nhân hóa. Vậy Nhân hóa là gì? Chức năng và cách sử dụng biện pháp Nhân hóa này như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Nhân hóa một cách ngắn gọn nhất. Nhân hóa là biện pháp tu từ được dùng để diễn tả những đồ vật, con vật bằng từ ngữ dùng để diễn tả con người. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa sẽ giúp cho những con vật, đồ vật trở nên gần gũi, có thể qua đó để bộc lộ tâm tư, tình cảm. Câu 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn: Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe a xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Trả lời: - Phép nhân hóa trong đoạn văn: Bến cảng … đông vui Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em … tíu tít, bận rộn -> Nhờ phép nhân hóa mà ta cảm nhận rõ hơn được ở bến cảng đông vui như thế nào: nhộn nhịp, bận rộn, tấp nập, … Câu 2: Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn vãn trên với đoạn vân dưới đây: Bền cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lút nào cũng đậu mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều lioạt dộng liên tục. Trả lời: - Dễ dàng nhận thấy đoạn thứ 2 dường như chỉ đơn giản là miêu tả, không sử dụng phép nhân hóa vì vậy mà chúng ta sẽ không cảm nhận được nhiều về sự tấp nập, bận rộn ở bến cảng như ở đoạn văn câu 1. Câu 3: Cho biết hai cách viết ở bài tập 3, SGK có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh. Trả lời: - Cách viết đầu tiên nên được sử dụng trong thể loại văn biểu cảm. Vì trong cách viết 1, ta thấy có sử dụng phép nhân hóa: chổi rơm – cô, bé. -> sinh động, gần gũi. - Cách viết thứ hai nên dùng trong thể loại văn bản thuyết mình, vì cách viết này chỉ giải thích cho chúng ta hiểu vấn đề, không sử dụng phép nhân hóa, Câu 4: Trả lời: Câu Trò chuyện, xưng hô với vật như người Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người Dùng từ ngữ để gọi người a Núi ơi b - cua cá tấp nập - cỏ, vạc, sếu … cãi cọ om sòm - Họ (cò, sếu, vạc, …) - Anh (cò) c - chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn. - thuyền vùng vằng d Cày bị thương, thân mình, vết thương, cục máu. Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tà ngắn với nội dung tự chọn, trong dó có sử dụng phép nhân hoá. Trả lời: Anh chàng cún Milu nhà tôi dễ thương lắm các bạn ạ. Anh là cún nhưng phải nói mập như con heo vậy.Nhưng mập thì mập, chứ anh cũng rất là khôn, … (Các em cứ tiếp tục diễn đạt nhiều ý mang phép nhân hóa vào). Như vậy với một số bài tập trên đây đã giúp cho các em nắm kỹ hơn về phép nhân hóa. Việc sử dụng phép nhân hóa sẽ giúp cho bài văn mang tính biểu cảm, hấp dẫn hơn rất nhiều. Tuy nhiên các em cũng nên hạn chế lạm dụng quá nhiều phép nhân hóa, sẽ dễ gây ra những lỗi sai hài hước đấy nhé. Hi vọng qua bài Soạn bài Nhân hóa, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Nhân hóa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Như ở bài học trước, các em đã được học về một biện pháp tu từ hay sử dụng trong văn miêu tả, đó là so sánh. Thì trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp một biện pháp mới – biện pháp Nhân hóa. Vậy Nhân hóa là gì? Chức năng và cách sử dụng biện pháp Nhân hóa này như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Nhân hóa một cách ngắn gọn nhất.

Nhân hóa là biện pháp tu từ được dùng để diễn tả những đồ vật, con vật bằng từ ngữ dùng để diễn tả con người. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa sẽ giúp cho những con vật, đồ vật trở nên gần gũi, có thể qua đó để bộc lộ tâm tư, tình cảm.

Câu 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe a xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời:
- Phép nhân hóa trong đoạn văn:
Bến cảng … đông vui
Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em … tíu tít, bận rộn
-> Nhờ phép nhân hóa mà ta cảm nhận rõ hơn được ở bến cảng đông vui như thế nào: nhộn nhịp, bận rộn, tấp nập, …

Câu 2: Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn vãn trên với đoạn vân dưới đây:
Bền cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lút nào cũng đậu mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều lioạt dộng liên tục.
Trả lời:
- Dễ dàng nhận thấy đoạn thứ 2 dường như chỉ đơn giản là miêu tả, không sử dụng phép nhân hóa vì vậy mà chúng ta sẽ không cảm nhận được nhiều về sự tấp nập, bận rộn ở bến cảng như ở đoạn văn câu 1.

Câu 3: Cho biết hai cách viết ở bài tập 3, SGK có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh.
Trả lời:
- Cách viết đầu tiên nên được sử dụng trong thể loại văn biểu cảm. Vì trong cách viết 1, ta thấy có sử dụng phép nhân hóa: chổi rơm – cô, bé. -> sinh động, gần gũi.
- Cách viết thứ hai nên dùng trong thể loại văn bản thuyết mình, vì cách viết này chỉ giải thích cho chúng ta hiểu vấn đề, không sử dụng phép nhân hóa,

Câu 4:
Trả lời:
Câu
Trò chuyện, xưng hô với vật như người
Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người
Dùng từ ngữ để gọi người
a
Núi ơi
b
- cua cá tấp nập
- cỏ, vạc, sếu … cãi cọ om sòm
- Họ (cò, sếu, vạc, …)
- Anh (cò)
c
- chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn.
- thuyền vùng vằng
d
Cày bị thương, thân mình, vết thương, cục máu.


Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tà ngắn với nội dung tự chọn, trong dó có sử dụng phép nhân hoá.
Trả lời:
Anh chàng cún Milu nhà tôi dễ thương lắm các bạn ạ. Anh là cún nhưng phải nói mập như con heo vậy.Nhưng mập thì mập, chứ anh cũng rất là khôn, … (Các em cứ tiếp tục diễn đạt nhiều ý mang phép nhân hóa vào).

Như vậy với một số bài tập trên đây đã giúp cho các em nắm kỹ hơn về phép nhân hóa. Việc sử dụng phép nhân hóa sẽ giúp cho bài văn mang tính biểu cảm, hấp dẫn hơn rất nhiều. Tuy nhiên các em cũng nên hạn chế lạm dụng quá nhiều phép nhân hóa, sẽ dễ gây ra những lỗi sai hài hước đấy nhé.

Hi vọng qua bài Soạn bài Nhân hóa, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0