05/02/2018, 10:22

Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tập làm thơ bốn chữ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ngày hôm nay các em sẽ được học về tập làm thơ bốn chữ. Đây là một trong những bài học khá thú vị giúp cho các em có thể nắm được những kỹ năng cơ bản trong một bài thơ, từ đó các em có thể ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tập làm thơ bốn chữ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ngày hôm nay các em sẽ được học về tập làm thơ bốn chữ. Đây là một trong những bài học khá thú vị giúp cho các em có thể nắm được những kỹ năng cơ bản trong một bài thơ, từ đó các em có thể tự viết ra những tác phẩm của riêng mình. Vậy thơ bốn chữ cần những yêu cầu như thế nào? Cách thức ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ ngắn gọn và chi tiết nhất của Vforum nhé. Về thể thơ bốn chữ, thể loại thơ này có nguồn gốc tại nước ta vào thời xa xưa. Lúc ấy, ông cha ta đã biết sử dụng thơ bốn chữ trong những câu: ca dao, tục ngữ, lối kể chuyện, … Trong thơ bốn chữ, các em cần lưu ý về cách giao vần chân, vần liền. Nhịp của thơ thường là nhịp hai. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập về thơ 4 chữ nhé. Câu 1: Hãy chỉ ra vần chân và vần lưng trong đoạn thơ sau: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng lưng bụi (Xuân Diệu) Trả lời: Vần chân Hàng – trang Núi – bụi Vần lưng Chừng – lưng Ngang - màng Câu 2: Trong hai đoạn thơ sau, đoạn thơ nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách: Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà (Tố Hữu) Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt. (Đồng dao) Trả lời: - Ở đoạn thơ đầu tiên của Tố Hữu, cách gieo vần là vần cách với các từ: cháu – sáu, ra – nhà. - Còn đoạn Đồng giao sử dụng lối gieo vần liền với các từ: hẹ - mẹ, đàn – càn. Câu 3: Đoạn thơ sau đây trích trong bài “Hai chị em” của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ “sông, cạnh” sao cho phù hợp. Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên Để em ngồi sưởi Nay chị lây chồng Ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con đò. Trả lời: Trong đoạn thơ trên, bạn học sinh này đã viết sai: - Sưởi -> cạnh - Đò -> sông Trên đây là một số bài tập giúp cho các em hiểu hơn về quy luật làm thơ 4 chữ. Cách gieo vần, nhịp vô cùng quan trọng trong thơ 4 chữ, vì vậy các em cần nắm rõ đặc điểm này. Các em có thể tự nghĩ ra tập làm thơ 4 chữ về chủ đề: thời tiết, lễ hội, … Hi vọng qua bài Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Hoán dụ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tập làm thơ bốn chữ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Ngày hôm nay các em sẽ được học về tập làm thơ bốn chữ. Đây là một trong những bài học khá thú vị giúp cho các em có thể nắm được những kỹ năng cơ bản trong một bài thơ, từ đó các em có thể tự viết ra những tác phẩm của riêng mình. Vậy thơ bốn chữ cần những yêu cầu như thế nào? Cách thức ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ ngắn gọn và chi tiết nhất của Vforum nhé.

Về thể thơ bốn chữ, thể loại thơ này có nguồn gốc tại nước ta vào thời xa xưa. Lúc ấy, ông cha ta đã biết sử dụng thơ bốn chữ trong những câu: ca dao, tục ngữ, lối kể chuyện, … Trong thơ bốn chữ, các em cần lưu ý về cách giao vần chân, vần liền. Nhịp của thơ thường là nhịp hai. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập về thơ 4 chữ nhé.

Câu 1: Hãy chỉ ra vần chân và vần lưng trong đoạn thơ sau:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng lưng bụi
(Xuân Diệu)
Trả lời:
Vần chân
  • Hàng – trang
  • Núi – bụi
Vần lưng
  • Chừng – lưng
  • Ngang - màng

Câu 2: Trong hai đoạn thơ sau, đoạn thơ nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt.
(Đồng dao)
Trả lời:
- Ở đoạn thơ đầu tiên của Tố Hữu, cách gieo vần là vần cách với các từ: cháu – sáu, ra – nhà.
- Còn đoạn Đồng giao sử dụng lối gieo vần liền với các từ: hẹ - mẹ, đàn – càn.

Câu 3: Đoạn thơ sau đây trích trong bài “Hai chị em” của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ “sông, cạnh” sao cho phù hợp.
Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi
Nay chị lây chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò.
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên, bạn học sinh này đã viết sai:
- Sưởi -> cạnh
- Đò -> sông

Trên đây là một số bài tập giúp cho các em hiểu hơn về quy luật làm thơ 4 chữ. Cách gieo vần, nhịp vô cùng quan trọng trong thơ 4 chữ, vì vậy các em cần nắm rõ đặc điểm này. Các em có thể tự nghĩ ra tập làm thơ 4 chữ về chủ đề: thời tiết, lễ hội, … Hi vọng qua bài Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0