11/05/2018, 14:30

Soạn bài Một người hà nội

(Soạn văn lớp 12) – Em hãy của Nguyễn Khải. (Bài soạn văn hay của bạn Nguyễn Vũ Hồng Anh). Đề bài: Soạn bài Một người Hà Nội Bài làm I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả -Nguyễn Khải(1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội ...

(Soạn văn lớp 12) – Em hãy của Nguyễn Khải. (Bài soạn văn hay của bạn Nguyễn Vũ Hồng Anh).

Đề bài: Soạn bài Một người Hà Nội 

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

-Nguyễn Khải(1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định.

-Năm 1947 ông vào bộ đội và bắt đầu sáng tác văn chương.

-Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải được chia làm hai chặng:

+Trước năm 1978: khuynh hướng chính luận , quan tâm đến những vấn đề thời sự chính trị.

+Sau năm 1978: ngả sang cảm hứng triết luận, có quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường.

-Nguyễn Khải là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam sau năm 1945.

-Văn phong của Nguyễn Khải mang hơi hướng thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí và sắc sảo.

-Năm 2000, Nguyễn Khải được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và giải thưởng ASEAN .

-Tác phẩm tiêu biểu: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người ( 1985), Thượng đế thì cười (2003), Đi tìm cái tôi đã mất (2006).

2.Tác phẩm

a) Hoàn cảnh ra đời

-Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập Hà Nội trong mắt tôi xuất bản năm 1995. 

-Tác phẩm được viết vào thời kì đổi mới khi nền kinh tế chuyển từ chế độ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.

Một người Hà Nội ra đời như một sự cảnh báo chấn chỉnh con người về ý thức bảo vệ giữ gìn giá trị tinh thần.

b) Tóm tắt

-Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường.

-Cũng giống như bao công dân của thủ đô, cô đã cùng Hà Nội , cùng đất nước trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn giữ cốt cách, nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội.

II. Tìm hiểu chi tiết

1.Nhân vật cô Hiền

a) Lối sống

-Lời người kể chuyện thoạt đầu cho thấy cô Hiền đích thị là một tư sản vì cuộc sống rất giàu có và sang trọng:

+ Ở : "rộng quá", "tọa lạc ngay tại một đường phố lớn…".

+ Mặc: sang trong quá.

+ Ăn:  bàn ăn, lọ hoa, bát úp trên đĩa , đũa bọc…

→ Thực chất đây chỉ  là một lối sống có văn hóa của những gia đình nề nếp, có giáo dục, thuộc giới thượng lưu , họ hướng đến một văn hóa là ăn ngon mặc đẹp.

-Trước kia chồng cô Hiền viết sách được in bán còn cô cùng con làm hoa giấy , không tốn sức nhưng kiếm được tiền đủ nuôi sống gia đình.

-Cô Hiền trả lời nhân vật "tôi" rằng "có bộ mặt tư sản" "một cách sống tư sản nhưng lại không bóc lột ai thì làm sao thành tư sản được"

→ Cách trả lời khẳng định cô không phải là tư sản.

soan-bai-mot-nguoi-ha-noisoan-bai-mot-nguoi-ha-noi

b) Tính cách

*Một con người đầy thẳng thắng và bản lĩnh

-Thời gian 9 năm kháng chiến chống Pháp: không tản cư vì không muốn xa Hà Nội , hơn nữa cô không muốn dính đến chính trị.

-Hòa bình lặp lại: khi chế độ mới ra đời , cô nhận xét thẳng thắn quan điểm của mình.

*Một con người thông minh và thức thời

-Trong việc chọn chồng: cô xuất thân trong một gia đình giàu có lương thiện, bản thân là người thông minh xinh đẹp nhưng đến gần 30 tuổi mới lấy chồng- một thầy giáo tiểu học.

→ Cô tin là điều đó sẽ đảm bảo cho cô một cuộc sống ổn định qua mọi thời đại , hơn nữa cô còn là một người không ham danh lợi, viển vông.

-Trong việc sinh con: cô là người chủ động, dừng lại ở tuổi 40 sau khi sinh xong đứa con thứ 5.

-Trong việc nôi dạy con và quản lí thu xếp việc nhà: theo cô Hiền phụ nữ phải là "nội tướng" trong gia đình

+ Giáo dục con cái từ lễ nghi lễ tiết, cách cầm bát đũa, đi đứng nói năng.

+Tham gia làm kinh tế gia đình, nắm kinh tế gia đình.

→ Cô không chấp nhận một cuộc sống phụ thuộc vào người khác.

– Trong cách giao tiếp, ứng xử: 

+ Tác giả tạo tình huống khi cô Hiền bị nghi là tư sản, cô đã tỉnh táo đầy bản lĩnh trả lời lại " "có bộ mặt tư sản" "một cách sống tư sản nhưng lại không bóc lột ai thì làm sao thành tư sản được".

+Thái độ với chính trị: cô nhận ra được những mặt được và chưa được của chế độ mới.

*Một con người có niềm tin bền bỉ vào những giá trị văn hóa đất Kinh Kỳ

-Cuộc nói chuyện với nhân vật "tôi" về cây si- hình ảnh biểu tượng cho giá trị văn hóa truyền thống bị sụp đổ trong gió bão rồi đến khi nó được hồi sinh nhờ những nỗ lực của con người .

→ Cô Hiền luôn giữ vững niềm tin rằng: Hà Nội thời nào cũng đẹp và có rất nhiều người Hà Nội luôn có ý thức gìn giữ nét đẹp ấy.

*Một con người giàu lòng tự trọng

-Bản thân cô là người sống trung thực, không uốn mình theo thời thế, luôn giáo dục con cái sống không được tùy tiện buông tuồng.

-Sự kiện hai người con cô đi bộ đội → Trong cô Hiền có sự giằng xé giữa tình yêu thương con và trách nhiệm với Tổ quốc.

2.Nhân vật "tôi"

a) Con người yêu mến gắn bó với Hà Nội 

-Cảm thấy buồn khi thấy được văn hóa ứng xử của một số bộ phận người Hà Nội sa sút.

-Vui khi bắt gặp những nét đẹp Hà Nội được bảo lưu gìn giữ qua hình ảnh cô Hiền và những quan điểm, tính cách trong cô, và cả lối sống mà cô và gia đình gìn giữ.

-Lo lắng khi vẻ đẹp Hà Nội dần mất đi.

-Trân trọng những con người luôn tin yêu, giữ gìn mảnh đất Kinh Kỳ  với truyền thống văn hóa qua tháng năm như những người như cô Hiền – "những hạt bụi vàng".

b) Vai trò của nhân vật "tôi"

-Trong mối quan hệ với cô Hiền:

+ Là ruột thịt, vai người cháu.

→ Sự chân thành , thể hiện sự khiêm tốn của người cháu.

+Nhận thức về cô Hiền: là quá trình tự nhận thức về bản thân , tự thấy mình còn non nót trong cách nhìn đời.

-Trong mối quan hệ với độc giả : tự xưng tên là " Khải" để tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện với bạn đọc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

-Qua nhân vật cô Hiền, tác phẩm đặt ra vấn đề lối sống, cách sống, ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần.

2. Nghệ thuật

-Xây dựng thành công nhân vật cô Hiền vừa có cá tính mạnh mẽ vừa thể hiện tư tưởng của nhà văn.

-Ngôn ngữ giản dị mà mang chất triết lí suy tư.

 

0